Cách giặt áo da, item thời trang không bao giờ lỗi mốt
Hiện nay, áo da đã trở thành một item quen thuộc không thể thiếu trong tủ đồ của mỗi người. Với thiết kế ngày càng đa dạng về kiểu dáng cũng như chất liệu, chiếc áo da làm vô số những tín đồ thời trang phát cuồng vì sự hiện đại, thời thượng của nó.
Có thể xác định 2 loại chất liệu chính dùng để may áo da đó là: da thuộc (da động vật) và da nhân tạo. Chất liệu ban đầu được sử dụng để may áo da là da của các loại động vật, nhưng da động vật khá ít và giá thành cao, vì thế mà những loại da nhân tạo được ra đời.
Áo da thường có giá thành rất đắt nhưng bù lại lại có thể sử dụng rất lâu vì da là chất liệu bền và ít thấm nước. Vậy để giữ tuổi thọ thật lâu cho những chiếc áo da thì chúng ta phải biết bảo quản, đặc biệt là giặt áo da sao cho đúng cách.
Trước khi mặc áo da
Áo da trước khi mặc cần được treo bằng mắc áo để giúp giữ dáng áo một cách tốt nhất. Bạn nên sử dụng mắc áo bằng gỗ để treo áo da vì những chiếc mắc áo nhôm hay mắc áo nhựa thông thường sẽ làm chiếc áo da của bạn bị xô lệch, co nhăn. Lưu ý rằng không bao giờ được gấp áo da vì sẽ làm vải da bị nhăn nhúm, rất khó làm phẳng trở lại.
Sử dụng túi vải chụp lên để bao quản áo da nếu bạn treo áo da trong tủ kín. Không sử dụng các loại túi nilon để bọc áo vì những chiếc túi nilon sẽ giữ lại độ ẩm trên áo da, gây ra hiện tượng nấm mốc. Không nên sử dụng các loại sáp lưu giữ hương thơm, các loại gel xịt, nước hoa trực tiếp lên trên bề mặt áo sẽ làm áo da có mùi khó chịu.
Bảo quản áo da không bị mốc
Nguyên nhân khiến cho áo da bị mốc có thể do môi trường ẩm, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây ẩm mốc phát triển. Cũng có thể do áo da không được giặt sạch, hoặc cũng có thể nó bị nhiễm nấm mốc lan từ các trang phục khác trong tủ đồ.
Để bảo quản áo da không bị mốc, trước hết bạn hãy luôn giữ tủ đồ của mình sạch sẽ, lau chùi hàng tuần. Đặc biệt là những khi thời tiết chuyển mùa xuất hiện hiện tượng nồm, ẩm. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng máy hút ẩm hoặc bàn là vừa để làm phẳng, giữ dáng áo, vừa để giữ cho chiếc áo da không bị ẩm, loại bỏ điều kiện để vi khuẩn nấm mốc có thể xâm nhập.
Giặt áo da đúng cách
Trước khi giặt
Trước khi giặt áo da, hãy xem kỹ và xác định những vết bẩn trên áo. Với mỗi loại vết bẩn, bạn có thể tìm dung dịch, cách thức khác nhau để tẩy. Lộn trái và ngâm áo da với nước ấm pha dung dịch tẩy rửa dịu nhẹ khoảng 10 đến 15 phút để làm mềm vải da, giúp các vết bẩn dễ giặt hơn. Chuẩn bị các dụng cụ giặt như: Bàn chải mềm, khăn mềm, dung dịch giặt dành riêng cho áo. Đừng quên đọc kỹ hướng dẫn về cách giặt sản phẩm trên nhãn áo.
Với những vết bẩn bám trên bề mặt áo da, bạn có thể sử dụng lòng trắng trứng gà hoặc mua những dung dịch tẩy rửa dành riêng cho áo da. Sau đó, dùng bàn chải mềm hoặc bọt biển chấm lấy dung dịch đã pha cùng nước rồi chà nhẹ lên để loại bỏ vết bẩn. Bạn chỉ nên lau sơ qua bề mặt áo, nếu vết bẩn vẫn chưa loại bỏ được hết thì có thể ngâm với dung dịch dành riêng, không nên dùng tay để giặt vò vết bẩn.
Các bước giặt
Nếu bạn giặt áo da bằng nước tẩy rửa, đầu tiên hãy pha dung dịch nước tẩy rửa với nước lạnh theo tỉ lệ 1:1. Dùng khăn ẩm, bàn chải lấy dung dịch và chà nhẹ những vết bẩn mặt ngoài của áo, sau đó lộn trái áo da, ngâm với nước pha dung dịch khoảng 10 đến 15 phút. Giặt sạch lớp lót bên trong của áo da, sấy hoặc phơi khô nơi thoáng mát.
Nếu bạn chọn cách làm sạch áo da bằng khăn bông mềm và dung dịch tẩy rửa, bạn có thể pha hỗn hợp dầu oliu, giấm, tinh dầu với tỉ lệ 1:1:1, dùng bàn chải mềm chà hỗn hợp lên bề mặt áo da, sau đó dùng khăn khô mềm lau sạch. Với cách này, chiếc áo da của bạn sẽ được làm sạch các vết bẩn trên bề mặt áo. Trong dầu oliu cũng có chứa nhiều những chất tạo độ bóng, chất giúp khử mùi hôi và ngăn chặn nấm mốc phát triển nên chiếc áo da của bạn sẽ tăng độ bóng và sạch sẽ hơn khi dùng dung dịch này.
Nếu giặt áo da bằng tay, hãy lộn trái áo da và ngâm với nước pha dung dịch giặt khoảng 10 đến 15 phút, sau đó chà nhẹ bằng bàn chải mềm, khăn bông hoặc bọt biển để làm sạch áo. Bạn có thể sấy hoặc phơi khô áo nhưng tuyệt đối không vắt khô. Sau cùng, hãy đánh xi chuyên dụng cho áo da.
Nếu giặt áo da với máy giặt, hãy lộn trái áo da, sử dụng nước giặt phù hợp và chỉ giặt riêng áo da, không giặt cùng các loại quần áo khác. Chọn chế độ giặt nhanh và giặt bằng nước lạnh, sau đó phơi hoặc sấy khô áo.
Giặt áo theo từng loại da
Da lộn là loại da đắt nhất, những chiếc áo da lộn luôn được lưu ý cẩn thận hơn khi giặt và bảo quản. Với áo da lộn, bạn nên giặt theo các bước sau:
Bước 1: Hút bụi ở áo và lớp vải lót.
Bước 2: Vệ sinh bề mặt ngoài của áo bằng dung dịch chuyên dụng.
Bước 3: Vệ sinh lớp lót trong với nước và xà phòng.
Bước 4: Phơi hoặc sấy khô áo.
Áo giả da được khá nhiều người sử dụng vì có giá thành rẻ chỉ bằng ½ so với áo da thật nhưng lại có bề ngoài lại giống y như da thật. Do được nhân tạo nên những chiếc áo giả da khi giặt sẽ đơn giản, dễ dàng hơn giặt áo da thật rất nhiều.
Bước 1: Lau chùi vết bẩn bằng dung dịch chuyên dụng.
Bước 2: Giặt sạch phần lót trong với nước.
Bước 3: Phơi hoặc sấy khô áo da.
Đối với áo da lót lông có thể áp dụng các bước giặt như giặt áo da lộn. Bạn chỉ cần lưu ý là không vò tay đối với phần lông áo để giữ cho phần lông áo này mịn, không bị xù.
8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...
Chăm sóc da khi đi du lịch là một thách thức đối với một số người nhưng điều đó trở nên dễ dàng hơn nếu chúng ta áp dụng 8 mẹo vặt này.
Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!
Tóc mỏng rất mỏng manh nên bạn cần xử lý cẩn thận. Dưới đây là một số mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng của bạn.
4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên
Tóc là một phần quan trọng trên cơ thể, tuy nhiên để tránh ảnh hưởng đến bộ phận này về sau nhiều chuyên gia đã khuyên không nên thực hiện 4 thói quen này thường xuyên.
Bật mí loại trái cây số 1 giúp bạn giảm cân lành mạnh
Những quả mọng nhỏ màu đỏ này là những người bạn đồng hành đắc lực trong quá trình giảm cân của bạn.