Các món cháo thơm ngon chuyên trị chứng đổ mồ hôi đầu cho bé 3 tuổi
Nội dung bài viết
Nguyên nhân trẻ đổ mồ hôi đầu
Bé 3 tuổi ra nhiều mồ hôi đầu thường xảy ra do sinh lý bình thường nhưng cũng có thể đến từ bệnh lý, cụ thể:
Bé ra mồ hôi đầu do sinh lý
- Khi còn nhỏ, hệ thần kinh của trẻ vẫn chưa làm việc ổn định. Bên cạnh đó là quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh cùng nhiệt độ cơ thể tăng khiến trẻ tiết nhiều mồ hôi để cân bằng nhiệt cho cơ thể.
- Ngoài ra còn do bé mặc quần áo quá dày hay quá chật khiến cơ thể tăng nhiệt.
- Việc cho trẻ uống nhiều nước hoặc sữa trước khi đi ngủ cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm trẻ tiết nhiều mồ hôi đầu trong khi ngủ.
- Nếu trẻ ra mồ hôi sinh lý, mồ hôi tập trung phần lớn ở đầu và cổ. Thông thường sẽ xuất hiện sau khi bé ngủ khoảng 30 phút và hết sau khoảng 1 tiếng.
Việc bé 3 tuổi ra nhiều mồ hôi đầu chỉ là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Vì thế, các mẹ không cần quá lo lắng mà nên chú ý lau sạch và không để mồ hôi thấm ngược vào cơ thể gây cảm lạnh cho bé.
Bé ra mồ hôi đầu do bệnh lý
Nếu như trẻ thường xuyên ra mồ hôi đầu kèm theo một vài biểu hiện cơ bản như thóp chậm đóng, đầu xương to, hay ho kéo dài, ăn uống kém… thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp phải vấn đề về sức khỏe.
Các bệnh lý gây ra tình trạng bé 3 tuổi ra nhiều mồ hôi đầu phải kể đến là còi xương, chậm lớn và lao sơ nhiễm.
Khi mắc các bệnh lý này, trẻ thường đổ mồ hôi nhiều trong hoặc sau khi bú. Nếu kéo dài việc đổ mồ hôi sẽ khiến bé mất nước, mệt mỏi và dễ nhiễm lạnh,...
Đặc biệt xuất hiện các bệnh liên quan như cảm, ho, sổ mũi, viêm họng, viêm phổi… Vì thế, các mẹ cần có các biện pháp giúp tăng cường sức đề kháng cho bé hiệu quả.
Bé 3 tháng tuổi ra nhiều mồ hôi đầu phải làm sao?
Khi trẻ bị ra nhiều mồ hôi ở đầu, nếu mẹ không phát hiện kịp thời có thể khiến cho mồ hôi thấm ngược lại vào cơ thể trẻ dễ gây nhiễm lạnh. Chính vì thế, các mẹ nên thực hiện một vài biện pháp dưới đây để phòng ngừa và khắc phục hiệu quả tình trạng này:
Giữ cơ thể trẻ luôn mát mẻ
Giữ cơ thể bé mát mẻ bằng cách chọn các loại quần áo thông thoáng và có khả năng thấm hút tốt. Tránh mặc quần áo quá chật và nóng. Tuy nhiên cùng cần phải đảm bảo kín đáo cho trẻ mỗi khi thời tiết lạnh và nhiều gió.
Tạo không gian thoáng đãng
Các mẹ cần thường xuyên vệ sinh nhà cửa và bố trí phòng ốc sao cho thật sạch sẽ, mát mẻ. Hạn chế mở cửa sổ vào buổi tối để tránh lộng gió quá nhiều.
Tạo giấc ngủ ngon cho bé
Một trong những nguyên nhân chính khiến bé 3 tuổi ra nhiều mồ hôi đầu khi ngủ là giật mình và quấy khóc. Vì thế, các mẹ cần đảm bảo sự yên tĩnh và thư thái để bé có giấc ngủ ngon nhất. Nếu trẻ ra mồ hôi nhiều, hãy dùng khăn lau sạch ngay.
Bổ sung dinh dưỡng
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé bằng cách bổ sung nhiều thực phẩm giàu hàm lượng vitamin như rau củ quả, trái cây. Chẳng hạn như cải ngọt, bí đao, bí đỏ, cà rốt, táo… Đặc biệt không cho bé ăn các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất béo…
Bởi những loại thực phẩm này sinh nhiều nhiệt và khiến bé ra mồ hôi. Riêng đối với bé bị còi xương và suy dinh dưỡng thì cần có chế độ tăng cân cho bé.
Bổ sung đầy đủ nước cho bé
Tình trạng ra nhiều mồ hôi rất dễ khiến bé bị mất nước. Do đó hãy luôn đảm bảo bé được bổ sung lượng nước đầy đủ mỗi ngày. Đặc biệt tốt hơn nếu cho bé uống các loại nước trái cây chứa hàm lượng vitamin cao như nước cam, cà rốt…
Tắm nắng
Các mẹ nên cho trẻ tắm nắng sớm tầm 20 – 30 phút mỗi ngày. Điều này giúp bổ sung vitamin D, qua đó tăng khả năng hấp thu canxi và nâng cao sức đề kháng hiệu quả.
Trẻ 3 tuổi ra nhiều mồ hôi có nguy hiểm không?
Trên thực tế, các trường hợp trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và cổ thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, tốt nhất các mẹ nên đưa bé đi thăm khám bác sĩ kịp thời nếu phát hiện trẻ có một số triệu chứng đi kèm như:
- Khó thở và thở hổn hển
- Mệt mỏi nhiều trong ngày
- Trẻ ngủ ít hay giật mình, chán ăn, quấy khóc, rụng tóc hình vành khăn…
- Ngủ ngáy nhiều
- Phát ban da và ngứa da
- Nôn mửa và tiêu chảy
Món ăn tốt cho trẻ 3 tuổi ra nhiều mồ hôi đầu
Cháo trai
Cách nấu: Đầu tiên đem trai luộc chín và thái nhỏ. Tiếp theo là nấu nhừ thịt trai cùng 50g gạo nếp và 50g gạo tẻ. Khi cháo sôi bỏ thêm nắm lá dâu non đã thái nhỏ cùng một chút mắm. Các mẹ cho trẻ ăn khoảng 2 lần/ngày và dùng liên tục từ 3 - 5 ngày.
Cháo sò, hến
Cách nấu: Cần chuẩn bị sò biển 100g và hến 100g luộc chín, thái nhỏ. Tiếp đến là rễ cây hẹ 3g rửa sạch giã nhỏ và lọc lấy 200ml nước. Gạo 50g xay nhỏ mịn cho vào nước rễ cây hẹ quấy đều đun với nhỏ lửa. Khi cháo chín cho sò biển và hến vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn 1 lần/ngày trong 3 – 5 ngày.
Cháo cá quả
Cách nấu: Món ăn cần có cá quả 200g hấp cách thủy và gỡ lấy thịt nạc. Xương cá giã nhỏ lọc lấy 200ml nước. Tiếp theo là gạo, ngũ vị xay thành bột mịn, sau đó cho vào nước lọc xương cá quấy đều đun nhỏ lửa. Khi cháo chín nêm nếm gia vị vừa ăn và thịt cá đun sôi.
Cháo nếp cẩm
Cháo nếp cẩm phù hợp dành cho trẻ đang ăn dặm. Mẹ có thể xay bột nếp cẩm hòa với cháo. Mỗi bữa bột của bé cho vào 1 nửa thìa cà phê bột gạo nếp cẩm còn nguyên cám. Đối với trẻ lớn hơn, có thể cho một nắm gạo nếp cẩm vào món cháo thông thường hoặc nấu thành xôi cho bé ăn.
Bài viết trên đã chia sẻ cho các mẹ cách xử lý tình trạng bé 3 tuổi ra nhiều mồ hôi đầu. Do đó các mẹ nên tham khảo và áp dụng nhằm ngăn ngừa hiện tượng này xảy ra để trẻ khỏe mạnh hơn.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh viễn vì loại đồ ăn được giới trẻ cực ưa chuộng.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình để có cách chữa giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia đình và mặc dù không có cách tiếp cận chung nào cho tất cả nhưng các bậc cha mẹ thành công thường có những đặc điểm chung nhất định trong việc nuôi dạy con cái.
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở trong nhà, dán mắt vào màn hình hơn là chơi bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù công nghệ có những ưu điểm nhưng vui chơi ngoài trời rất cần thiết cho sự phát triển về thể chất, tinh thần và cảm xúc của trẻ.