Các hội chứng hô hấp nguy hiểm cần chú ý
Mỗi một hội chứng hô hấp sẽ có dấu hiệu nhận biết cụ thể khác nhau. Chúng có diễn biến khá phức tạp. Do đó, người bệnh không nên chủ quan, hãy chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để được kiểm tra, sớm phát hiện ra các hội chứng hô hấp có nguy cơ gặp phải. Để từ đây có biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị hiệu quả.
Các hội chứng lâm sàng hô hấp thường gặp
Các hội chứng hô hấp thường gặp như là tràn dịch màng phổi, viêm phổi thùy, đông đặc phổi, tắc nghẽn hô hấp dưới… Những hội chứng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ cho đến người già. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong. Vì vậy, bạn hãy theo dõi sát sao sức khỏe của bản thân, nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện sau đây thì hãy đi khám ngay nhé!
Tràn dịch màng phổi
Tràn dịch màng phổi là một trong những hội chứng hô hấp thường gặp. Đây là tình trạng trong các khoang ảo ở màng phổi xuất hiện dịch. Khoảng ảo nằm giữa phổi và thành ngực. Ở điều kiện bình thường khoang ảo sẽ có một ít dịch (khoảng 10-15ml) để đảm bảo chức năng như hệ thống đệm giữa phổi và thành ngực. Lượng dịch này gọi là dịch sinh lý trong khoang màng phổi.
Tuy nhiên, nếu lượng dịch trong khoang màng phổi nhiều hơn mức sinh lý. Khi dịch nhiều, gây tràn dịch sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tràn dịch màng phổi chia làm 2 loại: lành tính và ác tính. Nếu rơi vào tình trạng ác tính có thể tái đi tái lại nhiều lần và thậm chí gây tử vong.
Khi bị tràn dịch màng phổi, người bệnh sẽ có những biểu hiện sau:
+ Người bệnh có biểu hiện khó thở khi nằm. Mức độ khó thở ít hay nhiều phụ thuộc vào lượng dịch trong khoang màng phổi. Nếu lượng dịch nhiều hơn 2 lít thì sẽ khó thở nhiều và khó thở cấp tính.
+ Nếu nguyên nhân do viêm phổi hoặc viêm màng phổi gây ra thì người bệnh sẽ xuất hiện kèm theo sốt vừa hay sốt cao. Có thể bị đau ngực, ho khan hoặc ho có đờm. Lúc này chụp X-Quang sẽ phát hiện có dịch tự do hay trú trong khoang màng phổi.
+ Tràn dịch phổi do nguyên nhân ung thư thì thường gặp ở người trung và cao tuổi. Cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng mệt mỏi, chán ăn. Cân nặng giảm nhanh, da niêm mạc xanh, thiếu máu... Người bệnh cũng đau ngực nhiều và đau âm ỉ tăng dần theo thời gian.
+ Nếu trước đó người bệnh thường có tiền sử bệnh: Suy tim, suy dinh dưỡng, xơ gan..... thì tình trạng tràn dịch màng phổi sẽ nặng hơn, thường là dịch đa màng, phù chân...
Hội chứng hô hấp này có thể gây thiếu oxy nuôi dưỡng cơ thể. Vì vậy, nếu không sớm chữa trị có thể để lại một số di chứng nặng nề như viêm dày màng phổi, vôi hóa màng phổi… ảnh hưởng tới khả năng hô hấp của người bệnh.
Tràn khí màng phổi
Khi mắc hội chứng tràn khí màng phổi, người bệnh sẽ có những biểu hiện như đột ngột đau nhói ở ngực, khó thở, sốc… Tràn khí màng phổi được chia làm 2 loại: Tự phát và tái phát. Theo đó, tràn khí tự phát là hiện tượng khí từ nhu mô phổi thoát ra và ứ đọng trong khoang màng phổi rồi làm tổn thương phế nang. Hội chứng này thường xảy ra đối với người gầy và cao nhiều hơn, bởi áp lực đỉnh phổi của họ thấp, dễ gây nên hiện tượng vỡ bóng khí.
Còn tràn khí màng phổi tái phát thường sẽ diễn ra trên một bệnh nhân đã bị mắc bệnh phổi trước đó. Hội chứng này thường gặp ở những đối tượng trên 30 tuổi sẽ để lại biến chứng tràn khí màng phổi tái phát do lao phổi, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính... Tràn khí màng phổi tái phát sẽ diễn ra một cách đột ngột, dữ dội, xuất hiện sau khi làm việc gắng sức. Bệnh có dấu hiệu tăng nặng khi nghỉ ngơi, khó thở sẽ tăng dần nếu tình trạng tràn khí tăng lên.
Hội chứng đông đặc phổi
Hội chứng đông đặc phổi là bệnh lý hô hấp với tình trạng nhu mô phổi bị xốp và có tỷ trọng tăng lên ở một vùng lớn hoặc nhỏ. Những mô này sẽ làm tổn thương xung huyết các phế nang, làm tăng tỷ trọng nhu mô phổi dẫn đến làm đông đặc nhu mô phổi.
Nguyên nhân của hội chứng này là do viêm phổi, áp xe phổi, lao phổi, xẹp phổi, nhồi máu động mạch phổi… Thông thường sẽ xuất hiện các triệu chứng như:
- Gặp khó khăn khi thở, thở khò khè.
- Thở nhanh, thở nông, không thở được khi nói.
- Đau tức nặng ở ngực.
- Da mặt xanh xao, tím tái.
- Ho nhiều, ho ra đờm, có thể ho ra máu.
- Sốt, đổ nhiều mồ hôi, mệt mỏi, suy kiệt.
Tùy từng nguyên nhân gây ra hội chứng đông đặc phổi mà bác sĩ sẽ đưa ra cách chữa trị phù hợp. Nếu nguyên nhân do viêm phổi thì phương pháp điều trị chủ yếu là nội khoa, dùng thuốc bao gồm kháng sinh hoặc kháng virus, nấm và thuốc làm giảm các triệu chứng như ho, sốt, đau ngực. Còn do áp xe phổi thì điều trị bằng thuốc hoặc ngoại khoa.
Ngoài ra, người bệnh cũng có nguy cơ dễ mắc phải các bệnh tắc nghẽn hô hấp dưới, tắc nghẽn hô hấp trên… do gãy xương hàm, giảm trương lực, tụ máu, phẫu thuật... Hoặc do một số bệnh lý co thắt thanh quản, viêm sụn nắp thanh quản cấp, viêm thanh quản cấp…
Chuẩn đoán các hội chứng hô hấp
Để chuẩn đoán chính xác từng hội chứng hô hấp, bác sĩ sẽ dựa vào tiền sử bệnh lý và thăm khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ trực tiếp khám người bệnh thông qua các kỹ năng cơ bản là nhìn, sờ, gõ, nghe... để phát hiện các dấu hiệu bất thường của các cơ quan trong cơ thể.
Việc này cũng giúp bác sĩ tìm ra được các yếu tố tác động tới tình trạng sức khỏe người bệnh như tuổi, tiền sử bệnh, môi trường sống, nghề nghiệp, nghiện rượu, thuốc lá… Đây là một bước thăm khám vô cùng quan trọng. Thông qua bước này, bác sĩ sẽ xác định được tình trạng bệnh ban đầu, từ đây định hướng để chỉ ra các xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp. Chỉ định các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính… nhằm khẳng định chẩn đoán.
Sau khi, khám cận lâm sàng qua thực hiện các xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thì bác sĩ sẽ nắm được các chỉ số, hình ảnh các cơ quan trong cơ thể. Xác định chính xác tình trạng sức khỏe, phát hiện tình trạng bệnh hoặc các nguy cơ có thể gây bệnh trong tương lai để điều trị, can thiệp kịp thời.
Cụ thể như, với tình trạng tràn khí màng phổi có thể được phát hiện bằng chụp X-quang phổi với những hình ảnh phổi có hiện tượng tràn khí tăng sáng. Bên cạnh đó, phổi co lại và tạo thành một khối xẹp xuống đến sát rốn phổi. Hơn nữa, khoảng liên sườn bị giãn, cơ hoành kém hoặc không di động, bị đẩy xuống, kèm theo trung thất bị đẩy sang phía bên phổi không bị tổn thương.
Sau đó, bác sĩ áp dụng các biện pháp điều trị khác nhau tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau của bệnh. Theo đó, bác sĩ có thể chỉ định chọc hút khí màng phổi trong cấp cứu, đặc biệt những trường hợp tràn khí nặng mà chưa thể dẫn lưu. Hoặc có thể dẫn lưu màng phổi đảm bảo nguyên tắc kín, một chiều, triệt để và vô trùng tuyệt đối.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nội soi. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả, ít xâm lấn. Đồng thời, khoảng thời gian nằm viện ngắn, có thể xử lý được các tổn thương do nguyên nhân gây tràn khí và gây dính màng phổi gây ra.
Hy vọng qua những thông tin trên, các bạn đã hiểu rõ về các hội chứng hô hấp, từ đây chú ý hơn đến sức khỏe của bản thân và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....