Trẻ nhỏ khá là hiếu động, có khả năng học hỏi rất nhanh. Do vậy việc dạy dỗ trẻ cần bắt đầu từ sớm để tạo các thói quen lành mạnh, tốt cho sự phát triển của trẻ sau này. Trong đó, dạy trẻ cách ăn uống lịch sự cũng cần chú ý nhiều hơn để giúp trẻ tự xây dựng cho mình sự lễ phép, đúng mực khi ngồi chung bàn ăn với gia đình. Các mẹ cần làm gì bây giờ? Dưới đây là quy tắc giúp mẹ chăm sóc và dạy dỗ con hiệu quả mà đơn giản nhất.

Dạy bé phụ dọn cơm trước khi ăn

Khi trẻ đã được 3 – 4 tuổi rồi thì bạn đừng nên nuông chiều con quá mức. Hãy dạy cho bé cách vận động tay chân, phụ giúp gia đình những việc vặn. Ví dụ như phụ dọn cơm để tạo phép lịch sự cho trẻ  sau này khi đi ăn uống nhà người khác. Tất nhiên khi người lớn nhìn thấy trẻ em chủ động và có ý thức phụ giúp cha mẹ thì chắc chắn ai cũng vui vẻ và hạnh phúc.

Dạy trẻ thói quen phụ dọn cơm trước khi ăn (Ảnh: Internet)

Trẻ còn nhỏ nên không thể bưng bê nặng được, do vậy tùy độ tuổi phù hợp mà bạn dạy trẻ dọn cơm sao cho hợp lý nhé. Đối với các bé còn nhỏ, bạn hãy nói bé dọn muỗng, đũa, đem khăn trải bàn là được. Ngày đầu bạn hãy lấy sẵn và đưa bé đem lên bàn, lần sau thì chỉ vị trí để bé có thể tự lấy một cách dễ dàng hơn. Chỉ sau vài lần nhắc nhở, đến các bữa ăn sau đó, bé sẽ chủ động phụ dọn cơm với bố mẹ đấy.

Đối với các trẻ lớn tuổi hơn, việc dọn cơm sẽ đơn giản hơn khi bé có thể ý thức được món nào mình có thể bưng. Do vậy, việc tạo thói quen này sẽ giúp bé có cách ăn uống lịch sự hơn đấy.

Dạy trẻ chào hỏi, mời lịch sự trước khi ăn

Việc mời cơm người lớn tuổi là cách dạy trẻ ăn uống lễ phép mà mẹ nên nhớ đấy. Khi vào bàn ăn mẹ hãy dạy trẻ nói như thế nào để mời cha mẹ, ông bà, anh chị ăn cơm. Nếu lần nào bé quên, bạn cần nhắc nhở và cho bé thực hành ngay sau đó để tạo thành thói quen hàng ngày luôn nhé.

Dạy trẻ mời cơm trước khi ăn là thói quen lịch sự trẻ nên có(Ảnh: Internet)

Đây là một trong những phép lịch sử tối thiểu trước khi ăn mà cha mẹ cần nhớ để dạy dỗ trẻ. Đương nhiên, bé rất nhanh học hỏi, do vậy bạn hãy làm gương trước khi mời ông bà và cả bé ăn cơm nhé. Như vậy bé sẽ học một cách tự nhiên mà không cần phải ép buộc.

Cách dạy trẻ tự ăn cơm một cách lịch sự

Trẻ em thích được người lớn nuông chiều, do vậy có khá nhiều trường hợp trẻ làm nũng không chịu ăn và chờ mẹ đút cơm cho. Bạn cần thay đổi thói quen xấu này để giúp trẻ chủ động và ăn uống lịch sự hơn.

Dạy trẻ tự ăn cơm tạo thói quen lịch sự và tự lập từ nhỏ (Ảnh: Internet)

Bước đầu, bạn cần chỉ cho bé cách cầm muỗng, đũa cơ bản. Sau khi bé quen dần với việc cầm muỗng, mẹ hãy thực hành trước mặt trẻ, dạy trẻ cách múc cơm ăn như thế nào mà không bị rơi vãi. Lâu dần, trẻ sẽ tự muốn ăn mà không cần mẹ đút. Đây thực sự là thói quen tuyệt vời mà bạn cần dạy ngay khi trẻ còn nhỏ.

Tạo thái độ tích cực khi ngồi ăn cơm cho trẻ

Thái độ khi ăn cũng thể hiện việc bé có được lễ phép và ý thức lịch sự khi ngồi với người lớn hay không.

Trẻ thường ham vui và ăn uống vội vã. Do vậy, bạn cần dạy trẻ cách ăn uống từ tốn, không chơi đùa và phát ra âm thanh ồn ào trong khi ăn. Khi bé phạm lỗi này, bạn cần nhắc nhở thường xuyên để bé cải thiện từ từ nhé.

Dạy trẻ tư thế ăn uống lịch sự

Dạy trẻ tư thế khi ăn cũng là một trong những phép lịch sự tối thiểu mà bất kỳ ai cũng cần có. Thói quen này được rèn luyện từ nhỏ cho bé thì sẽ rất tốt cho sau này đấy.

Dạy trẻ tư thế ngồi thẳng khi ăn để tạo phép lịch sự cơ bản sau này (Ảnh: Internet)

Khi bạn thấy bé ngồi cúi gằm mặt, cúi sát vào chén cơm thì hãy nhanh chóng chỉnh lại tư thế cho bé. Nên chỉ cho bé tư thế ngồi thẳng lưng, tư thế này không những thoải mái còn thể hiện phép lịch sự đối với người ngồi chung bàn đấy.

Dạy trẻ cách ăn uống lịch sự khi ăn đó là nhờ vả

Trẻ còn nhỏ nên cần các nguồn thức ăn phù hợp. Nếu như trẻ cần thêm thức ăn mà không tự lấy được thì việc nhờ vả là cần thiết.

Các mẹ hãy dạy bé cách nói nhờ vả, giúp đỡ sao cho lễ phép nhé. Chỉ cần trẻ biết mở lời thì chắc chắn người lớn sẽ vui vẻ thực hiện yêu cầu của bé đấy.

Như vậy, bạn cần dạy trẻ cách ăn uống lịch sử như gợi ý trên đây. Bạn hãy nhớ và tạo thói quen tốt này ngay từ bây giờ cho bé yêu nhà bạn nhé.