Cá ngừ vốn được nhiều người yêu thích vì giá trị dinh dưỡng mà chúng mang lại như giàu nạc, ít chất béo, giàu vitamin D, phốt pho và các muối khoáng. Tuy nhiên, tiêu thụ nhiều thực phẩm này cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, cá ngừ tươi giàu chất dinh dưỡng nhưng cá ngừ đóng hộp thì chưa chắc còn giữa nguyên giá trị của nó.

Vốn yêu thích cá ngừ, nên James (36 tuổi) và vợ thường xuyên mua cá ngừ hộp về chế biến salad ăn liền trong 3 tháng. Nghĩ rằng cá ngừ đóng hộp không khác mấy so với cá ngừ tươi, vợ chồng trẻ không hề biết rằng hệ quả phía sau đáng sợ đến mức này.

James (36 tuổi) và vợ thường xuyên mua cá ngừ hộp về chế biến salad ăn liền trong 3 tháng. Ảnh minh họa: Internet

Mọi chuyện thay đổi, một ngày nọ James gặp những triệu chứng cấp khác như: Đau bụng, viêm miệng, choáng váng, co giật, nôn ói và viêm ruột. Các biểu hiện này dịu đi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, 1 tháng sau, James nhập viện trong tình trạng phù phổi cấp, suy hô hấp và tử vong.

Các bác sĩ giải thích rằng James xuất hiện dấu hiệu của nhiễm độc thủy ngân. Hàm lượng thủy ngân có trong cá ngừ thường cao hơn so với những loài cá khác. Một số nghiên cứu đã cho thấy, việc tiếp xúc nhiều với thủy ngân có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở người, bao gồm suy giảm hệ thần kinh trung ương.

Thủy ngân là một kim loại ở thể lỏng, không tan trong nước và có thể dễ dàng bốc hơi ở nhiệt độ phòng. Nhiễm độc thủy ngân (hay còn gọi là ngộ độc thủy ngân) là một dạng ngộ độc kim loại do phơi nhiễm với thủy ngân dưới dạng nguyên tố, dạng bay hơi hoặc dạng muối vô cơ hoặc hợp chất hữu cơ.

Con người có thể bị nhiễm độc thủy ngân sau một thời gian phơi nhiễm với kim loại này và trường hợp trên là phơi nhiễm theo đường tiêu hóa do ăn các thực phẩm tự nhiên có chứa thủy ngân dạng muối vô cơ hoặc hợp chất hữu cơ như ăn ngừ vây dài (cá ngừ trăng), cá kiếm, cá mập, cá thu vua, cá ngừ và cá ngói (đặc biệt được đánh bắt tại khu vực Vịnh Mexico)... Thực tế, những loài cá ở vị trí càng cao trong chuỗi thức ăn, cá săn mồi càng to, sống ở biển sâu, thì tích lũy thủy ngân hữu cơ trong chúng càng lớn hoặc các thực phẩm có vỏ như một số loài ốc.

Sau khi phơi nhiễm cấp tính với thủy ngân qua đường da, sẽ biểu hiện ngộ độc cấp thủy ngân cấp trên da như dị cảm hoặc ngứa, rát, sưng, đau,... Ảnh minh họa: Internet

Sau khi phơi nhiễm cấp tính với thủy ngân qua đường da, con người có biểu hiện ngộ độc cấp thủy ngân cấp trên da như dị cảm hoặc ngứa, rát, sưng, đau, hoặc cảm giác như côn trùng nhỏ bò trên hoặc dưới da, đổi màu da, và bong tróc da.

Nếu phơi nhiễm thủy ngân cấp tính qua đường khí (hít phải khí thủy ngân) hoặc đường ăn uống, người bị nhiễm độc có thể có các biểu hiện bị ra mồ hôi nhiều, nhịp tim nhanh, tăng tiết nước bọt và tăng huyết áp.

Trường hợp trên là ăn phải thực phẩm có chứa thủy ngân hữu cơ, thường gặp nhất là ở các loại cá biển, gây nhiễm độc thủy ngân mạn tính. Biểu hiện thường xuất hiện sau nhiều ngày đến nhiều tuần tùy thuộc vào lượng thủy ngân mà cơ thể hấp thụ phải. Biểu hiện của thần kinh là dị cảm, thất điều, bệnh nhân bị suy nhược thần kinh, giảm thính giác và loạn vận ngôn, thu hẹp thị trường, rối loạn tâm thần, run cơ, rối loạn cử động, thậm chí có thể tử vong.

Cá ngừ đóng hộp có hàm lượng calo thấp nhưng lại giàu protein, vì thế đây là lựa chọn tốt cho những người muốn giảm cân, chúng làm tăng cảm giác no và giảm cảm giác thèm ăn. Thực phẩm này nguồn cung cấp axit béo omega-3 cho cơ thể. Axit béo omega -3 là chất béo có lợi cho sức khỏe tim, mắt và não, cá được coi là một nguồn quan trọng cung cấp chất béo lành mạnh này.

Ngoài chất béo lành mạnh, cá ngừ đóng hộp cũng là một nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin D và selen cho cơ thể.

Ngoài những lợi ích cho sức khỏe, ăn nhiều cá ngừ đóng hộp cũng có thể mang lại một số nhược điểm vì hàm lượng muối có trong cá ngừ đóng hộp, sự an toàn của hộp đựng, lượng thủy ngân có trong cá.

Ăn nhiều cá ngừ đóng hộp cũng có thể mang lại một số nhược điểm vì hàm lượng muối có trong cá ngừ đóng hộp, sự an toàn của hộp đựng, lượng thủy ngân có trong cá. Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, cá ngừ đóng hộp thường có hàm lượng muối cao hơn so với cá ngừ tươi. Vì thế, khi chọn cá ngừ chúng ta nên chú ý lượng muối có trong sản phẩm, nên chọn những nhãn hiệu có lượng muối ít hơn.

Đối với hộp đựng cá ngừ, một số loại hộp có chứa bisphenol A (BPA), một hóa chất công nghiệp được sử dụng trong lớp lót của hộp để giúp ngăn kim loại bị ăn mòn hoặc vỡ. Tác động của BPA còn gây tranh cãi. Tuy nhiên, một số người lo ngại rằng việc tiếp xúc thường xuyên có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người.