BV Truyền máu Huyết học nói gì khi bị phản ứng ‘máu hiến sao đem xuất khẩu’?
Bởi sản phẩm nước ngoài được cô đặc trong lọ, tiện lợi khi sử dụng, thậm chí có thể sử dụng tại nhà. Còn muốn sử dụng sản phẩm trong nước thì phải đưa vào cơ thể một thể tích lớn có thể gây phù phổi.
Hiện Việt Nam ước tính có khoảng 6.000 người mắc bệnh máu khó đông, nhưng ngành y tế chỉ mới quản lý được 3.200 bệnh nhân, còn 2.800 người chưa được phát hiện bệnh. Ở nhóm bệnh nhân máu khó đông phải sử dụng kết tủa lạnh và huyết tương đông lạnh suốt đời. Nhiều bệnh nặng buộc phải nhập các sản phẩm từ nước ngoài.
"Tôi đi nhiều nước trên thế giới, nhưng các nước đều khẳng định việc dùng kết tủa lạnh và huyết tương đông lạnh chỉ có ở nước nghèo và Việt Nam sử dụng" - bác sĩ Dũng chia sẻ.
Tuy nhiên, Ngân hàng máu đạt chuẩn châu Âu ra đời chỉ mới chứng nhận cho chất lượng nguồn máu của Việt Nam an toàn như các Ngân hàng máu ở các nước phát triển, chứ không có nghĩa có Ngân hàng máu của Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM sản xuất được các chế phẩm chứa yếu tố VIII, yếu tố IX như các nước nên buộc phải chuyển huyết tương tươi ra nước ngoài sản xuất giúp Việt Nam.
Ở các nước, Ngân hàng máu đạt chuẩn GMP châu Âu sẽ không dùng huyết tương tươi để sản xuất chế phẩm kết tủa lạnh và huyết tương đông lạnh mà đưa cho một nhà máy đạt chuẩn sản xuất ra tiếp các chế phẩm như: yếu tố VIII, yếu tố IX, Albumin (điều trị trong các trường hợp giảm albumin do suy thận, xơ gan, bệnh nhân suy dinh dưỡng bị phù, phù màng tim, màng phổi không thở được), Gammaglobuline (điều trị bệnh tay chân miệng, suy giảm miễn dịch; nếu thiếu trong khi dịch bệnh xảy ra thì tỷ lệ tử vong rất cao).
Tất cả các sản phẩm này Việt Nam phải nhập khẩu, giá thành Albumin, Gammaglobulin đến vài triệu đồng/lọ.
Vì hiện nay, Việt Nam chưa có nhà máy sản xuất được các chế phẩm này nên Ngân hàng máu đạt chuẩn châu Âu của Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM có ý định chuyển nguồn huyết tương đạt chuẩn sang nhờ các nước châu Âu “gia công” giúp rồi chuyển về lại cho người bệnh Việt Nam sử dụng.
Bởi trước đây khi chưa có Ngân hàng máu chuẩn châu Âu, các nước trên thế giới không chịu nhận huyết tương thô từ Việt Nam để sản xuất ra các chế phẩm này.
Người bệnh điều trị giá rẻ nhờ nước ngoài sản xuất "huyết tương"
Bác sĩ Phù Chí Dũng khẳng định: "Thực tế, bệnh viện không dư thừa huyết tương nhưng chúng tôi muốn sản phẩm huyết tương đưa đi các nước “chế biến” thay, sẽ giảm được chi phí rất nhiều, thay thế dần sản phẩm nhập khẩu.
Lúc này, chi phí điều trị cho người bệnh giảm xuống, ngân sách bảo hiểm y tế cũng đỡ nặng gánh hơn. Nhưng quan trọng nhất vẫn là quyền lợi của người bệnh được sử dụng chế phẩm máu rẻ hơn, nguồn máu an toàn...
Mặt khác, theo quy định của các nước trên thế giới, chế phẩm máu của nước nào thì nước đó sử dụng, thậm chí châu Âu cũng không sử dụng Albumin, Gammaglobulin của Mỹ, chẳng qua vì Việt Nam không sản xuất được buộc phải dùng! Do đó, người dân đừng hiểu lầm xuất khẩu huyết tương là bán cho nước ngoài, vì Việt Nam còn không đủ dùng cho người bệnh".
Cũng theo bác sĩ Phù Chí Dũng, với những chế phẩm máu được nước ngoài gia công khi trả về Việt Nam thì lúc này việc quản lý các chế phẩm này không còn do Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM quyết định mà phải được Bộ Y tế, Sở Y tế và các ban ngành liên quan quy định giá, vận chuyển cho cơ sở nào… chứ không đơn thuần như nhiều người nghĩ.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....