'Bung' ra mà sống
Thư xuất hiện trước mặt tôi, cao ráo, xinh xắn, ăn mặc dễ coi. Thật khó để tin rằng, cô gái năm nay đã 30 tuổi, chưa chồng, cũng chẳng có mối tình nào vắt vai, công việc làng nhàng, ở trọ trong thành phố với hai cô em gái. Từng cử chỉ của Thư chậm rãi, nhỏ nhẹ, chẳng có điều chi khiến tôi không hài lòng.
Câu chuyện càng lúc càng thân tình, rằng em thu nhập ít ỏi, lương chỉ hơn 5 triệu đồng một tháng, buổi tối nhận tài liệu về đánh máy, biên tập, có khi mất hơn tuần mới kiếm thêm được vài trăm ngàn đồng. Vất vả thế, sao em chẳng tìm việc gì khác mà làm? Thư cười rất khẽ, bảo rằng mình yêu công việc hiện tại - làm biên tập cho một nhà xuất bản. Em định gắn bó lâu dài với nghề ấy.
Tôi chẳng biết nói gì, thấy khuyên sao cũng dở; đành chia sẻ rằng, mình cũng có quen nhiều chị em là biên tập viên. Họ có chồng con hoặc bạn trai bảo bọc về tài chính, đi làm chủ yếu để phát triển sở thích, chứng tỏ năng lực và sự tự tin của bản thân, chứ không quá quan tâm về kinh tế. Với chừng đó, em có đủ sống không, ở nơi cái gì cũng đắt đỏ, cần tiền thế này? Dạ, nếu khéo thu xếp thì cũng ổn
chị à.
Tôi hình dung cuộc sống của cô gái ấy: trưa mang theo cơm, phục sức đều rẻ tiền, mua sắm gì cũng phải cân nhắc kỹ. Thư có dự định gì cho mai này không? Em vừa đăng ký học tiếng Anh, biết đâu đó sẽ là cơ hội của em - thêm mối quan hệ hay tìm được việc gì tăng thu nhập. Chứ em cứ quanh quẩn bận rộn hoài, ít bạn bè quá, cũng buồn.
Tôi hiểu nỗi cô đơn của Thư, khi cả ngày dành cho công việc tỉ mẩn, tẻ nhạt ấy. Thư kể, buổi tối ở nhà, đôi khi có cảm giác mình giống như cô Tấm đang cần mẫn bên thúng gạo lẫn thóc, không có nhiều niềm vui hay lựa chọn nào, loay hoay sợ tốn kém, họa hoằn lắm mới có một hoạt động khác ngày thường. Nhắc tới vài người, Thư đều lắc đầu bảo không biết. Em sợ mấy năm nữa thôi, cứ thế này thì em… ế mất chị à.
Tôi gọi thêm một ít thức ăn để em mang về, nhưng nói mãi em mới chịu cầm. Tôi thoáng ý nghĩ, cô ấy giàu tự trọng - chẳng muốn nợ nần hay nhận của ai cái gì mà bản thân nhắm không trả nổi. Thời buổi này, giữa thành phố mênh mông này, có hiếm quá không những người như Thư, khép mình trong cuộc sống đều đặn, tất bật và không nhìn thấy ngày mai?
Trên chuyến taxi công nghệ, tôi từng gặp một cô gái trẻ, mới 28 tuổi, quê miền Tây. Em vui vẻ kể, thuê xe này để chạy, trừ tiền xăng cộ, ngày dư được vài ba trăm ngàn, đủ ăn cơm bụi Sài Gòn. Em tằn tiện để đi học đàn, tập hát, đăng ký tham gia các chương trình truyền hình. Biết đâu có ngày em nổi tiếng, đổi đời hả chị!
Tôi nhìn cô gái dung mạo bình thường, trông già hơn tuổi, lại ăn mặc kỳ khôi ấy, cảm giác khá buồn cười, nửa thương nửa tội. Chẳng biết tới khi nào em mới có thể thực hiện được ước mơ ấy, hay những tấm gương một đêm nổi tiếng, một bước lạc chân vào “sô-bít” đã khiến em ảo tưởng. Nhưng dù sao, em cũng đã dám sống lương thiện, vất vả để nuôi ước mơ.
Không dưng tôi nhớ tới H. - đứa cháu gái từng có thời gian ở nhờ nhà mình. Nhà nghèo, H. được cha mẹ gắng cho lên đại học, hy vọng đời con bớt khổ. Nhưng H. ham chơi, đua đòi, tiền bạc đa phần đổ vào quần áo, mỹ phẩm và những cuộc hẹn hò. Lỡ dở việc học, H. đi làm công nhân, nhưng không kham nổi vất vả cùng đồng lương rẻ mạt. Chả mấy chốc, H. cặp bồ đây đó, vừa để “cho vui”, vừa tranh thủ thu hoạch chút đỉnh vật chất lặt vặt.
Cuối cùng, H. quyết định bỏ đi với một anh bạn hàng xóm trạc tuổi, đẹp mã, tới một thị xã nhỏ lân cận, để sống với nhau. H. giờ là mẹ của cậu nhóc sinh thiếu tháng, hay đau ốm. Cha của đứa trẻ không còn ngọt ngào với mẹ con H. như ngày dắt díu nhau rời khỏi nhà, mà cáu bẳn, nát rượu, thi thoảng lại mắng vợ, đánh con ầm ĩ. Cuộc sống đầu tắt mặt tối, chỉ mong có đủ tiền để trả tiền phòng trọ, mua sữa tã cho con, đi chợ mỗi ngày là mừng lắm rồi.
Tôi kể với Thư về H., về cô tài xế mình từng gặp, về tuổi trẻ mình từng vất vả từ bàn tay trắng. Qua những trang sách mình từng biên tập, chắc Thư cũng không lạ gì những cảnh đời quanh năm dán người trong nhà máy, xí nghiệp, về tới nhà chỉ thèm lăn ra ngủ. Thành phố coi đông đúc vậy, mà lẻ loi lắm.
Tôi bảo Thư, em nên “bung” ra mà sống đi, đừng chăm chăm tích cóp, lo âu nhiều vậy. Liều lĩnh bất chấp là không tốt, nhưng co ro quá cũng rất đáng tội. Yêu được cứ yêu, đừng sợ thất vọng hay băn khoăn “liệu họ có cưới mình không” khi bắt đầu một mối quan hệ. Em hãy bước ra khỏi cái vỏ an toàn bé nhỏ của mình, đi theo ước mơ; đừng như chị - 33 tuổi mới đi máy bay lần đầu, quê mùa, háo hức, sợ hãi. Thanh xuân của một đời người nhanh lắm. Cứ sống đi em!
Đau buồn vì chồng gặp tai nạn qua đời, không ngờ người phụ nữ dắt thêm đứa con nói những...
Nỗi đau này chưa xong nỗi đau khác ập đến khiến đầu óc tôi rối lên chẳng nghĩ được gì chỉ có ngồi khóc nhìn chị ta đương ở thế đắc thắng.
Nghi ngờ chồng có quỹ đen, tôi lén lút trữ của cải cho bản thân mình, nào ngờ ngày đọc...
Khi đưa tang chồng xong, đọc xong những dòng chữ đó thì mắt tôi đã nhòa đi, nước mắt chảy nhòa...
Lâm bệnh nặng, chồng xin vợ cho gặp nhân tình lần cuối, nào ngờ phản ứng của ả bồ khiến...
Song cách đây vài tháng, Thành phát hiện bị suy thận độ 4. Tình trạng sức khỏe mỗi ngày một giảm sút trông thấy. Dù một tuần chạy thận 2, 3 lần cũng chẳng thể kéo dài thời gian sống cho anh được bao nhiêu nếu bệnh viện không tìm được người hiến thận tương thích với cơ thể anh.
Gọi cả gia đình đi bắt gian, đến tới nơi mở cửa ra, tôi và bố đứng hình trước cảnh...
Kỳ thực, tôi biết quan hệ mẹ chồng nàng dâu của gia đình tôi không hòa hợp, thậm chí là căng thẳng.