Bún ngon nhưng 'đại kỵ' với 4 nhóm người này
Bún là một trong những món ăn sáng quen thuộc của nhiều người. Đây là món được hầu hết lứa tuổi đều yêu thích, từ người già đến trẻ nhỏ. Tuy ngon miệng và tiện lợi nhưng không phải ai cũng thích hợp ăn bún. Vậy, ai không nên ăn bún?
Ai không nên ăn bún?
Bị viêm dạ dày
Báo Thanh Niên dẫn lời bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị Điều trị Ban ngày Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, bún là nhóm thức ăn không thích hợp với những người có vấn đề ở đường tiêu hóa, vì bún được làm từ bột gạo, ngâm với nước trước khi làm khoảng một ngày để bột nở ra.
Trong thời gian này tinh bột sẽ lên men, vì thế khi ăn người bệnh dễ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Do vậy, những người bị viêm dạ dày hoặc hội chứng dạ dày tá tràng nên hạn chế ăn.
Bị bệnh không nên ăn bún
Theo bác sĩ Vũ, khi bị bệnh, bị sốt, thấy không khỏe trong người cũng không nên ăn bún, vì lúc này cơ thể mệt mỏi, tiêu hóa không tốt như ngày thường.
Ngoài tinh bột gạo là thành phần chính làm bún, nhà sản xuất còn có thể thêm các phụ gia có thể không an toàn như bột huỳnh quang để làm sáng, chất tẩy để làm trắng, hàn the tạo độ dai và bảo quản lâu.
Trẻ em và phụ nữ có thai
Do e ngại các hóa chất trong bún mà trẻ em và phụ nữ có thai cũng nên thận trọng. Tuy nhiên nếu nguồn bún sạch, an toàn, hoặc gia đình có thể tự làm bún thì vẫn yên tâm ăn. Khi ăn bún nên lựa chọn những nơi bán hàng uy tín, chất lượng.
Cách nhận biết bún có chứa hóa chất
Với những người ăn được bún vẫn cần phải lựa chọn kỹ lưỡng để không mua phải bún có hóa chất.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, chất huỳnh quang trong bún dễ dàng nhận biết vì bản thân chất này phát huỳnh quang, để trong bóng tối có khả năng phát ánh sáng. Do đó, cách đơn giản nhất là quan sát màu sắc của sợi bún.
Bún được làm từ gạo nguyên chất, có sợi màu trắng đục hoặc tối màu. Còn bún chứa chất huỳnh quang hay hóa chất bảo quản sẽ có màu trắng trong, sáng và sợi bún có độ bóng mẩy.
Bún chứa hàn the, sợi bún dai giòn hơn, khó đứt gãy. Bún không chứa hàn the, sợi hơi nát, dễ đứt gãy và chạm vào có cảm giác hơi dính, nhuyễn. Bún không sử dụng hàn the và hóa chất mua về để hơi lâu hoặc qua ngày sẽ bị chua và ôi thiu. Những loại bún để 2-3 ngày chưa ôi thiu, khi nhai trong miệng không có mùi vị là loại sử dụng hàn the và hóa chất quá liều lượng.
Chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng cần thận trọng hơn với các sản phẩm bún, bánh tươi có màu trắng và độ bóng hơn dưới ánh sáng. Khi mua bún, người tiêu dùng nên dùng đèn cực tím như đèn soi tiền chiếu vào, nếu thấy bún phát sáng thì có nhiễm chất huỳnh quang.
Riêng để thử hàn the, người tiêu dùng có thể dùng que thử được bán sẵn hoặc dùng bột nghệ cho vào, nếu thấy bún chuyển sang màu xám thì trong đó có chứa hàn the.
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn bơ thường xuyên?
Quả bơ được biết đến là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe...
Bạn có biết ăn nấm đúng cách có thể mang lại những lợi ích gì?
Món ăn từ nhiều loại nấm không chỉ ngon miệng mà còn mang lại chất dinh dưỡng phong phú. Ăn...
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn dứa mỗi ngày?
Dứa, một loại quả mọng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nhưng nếu ăn mỗi ngày có...
Top những thực phẩm ‘vàng’ giúp cơ thể khỏe mạnh khi thời tiết giao mùa
Những ngày thời tiết thay đổi, bạn nên tích trữ nhiều hơn những thực phẩm này trong nhà. Chúng có...