Nuôi con bằng sữa mẹ là một trải nghiệm gắn bó độc đáo đối với bất kỳ người mẹ nào. Nhưng vấn để nảy sinh là bé cắn khi bú mẹ có thể làm mẹ khá đau đớn và công việc bú sữa cũng gian nan hơn nhiều lần. Đừng lo lắng quá nhiều, các mẹ có thể tham khảo ngay những mẹo giúp bé không cắn ti dưới đây để hiểu được nguyên nhân cũng như cách xử lý khi bé cắn ti hiệu quả nhất nhé. 

Hướng dẫn các mẹo giúp bé không cắn ti khi bú mẹ 

Nguyên nhân bé cắn khi bú mẹ là gì?

Trong thời gian đầu cho bé bú sữa thì thường mẹ không thấy đau vì lúc này bé chưa mọc răng, lưỡi của bé sẽ che phủ được hết phần nướu ở hàm dưới khi bú, trong khi phần hàm trên được giữ cố định. Đến thời điểm bé mọc răng (khoảng 6 tháng tuổi hoặc sớm hơn), phần nướu lợi ngứa ngáy sẽ khiến bé phải nhai cắn cái gì đó để giảm cảm giác ngứa, dẫn đến hành động bé cắn ti mẹ khi bú. 


Một số mẹo giúp bé không cắn ti mẹ khi bú đơn giản nhất. Ảnh: Internet

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác nữa. Đó là: 

  • Bé bị phân tâm bởi môi trường xung quanh khi đang bú 
  • Bé đang bị ốm, viêm tai hoặc viêm họng, gây khó nuốt, khó bú và dẫn đến hành động cắn khi bú ti mẹ. 
  • Bé tò mò xem cắn thử thì mẹ sẽ phản ứng ra sao, sẽ có chuyện gì xảy ra tiếp theo.
  • Bé có thói quen ngậm vú khi bú, khi đang ngậm lại bị dứt ra nên bé cắn giữ lại. 
  • Bé ngủ quên khi đang bú nên vô tình thành cắn ti mẹ. 

Cách xử lý khi bé cắn ti


Cách xử lý hiệu quả nhất giúp bé không cắn ti những lần sau. Ảnh: Internet

Sau khi tham khảo các nguyên nhân khiến bé bú cắn ti mẹ, thậm chí là bé cắn mẹ khi bú chảy máu thì tùy từng nguyên nhân mà mẹ có các biện pháp áp dụng đơn giản để xử lý như sau: 

  • Khi bé cắn ti mẹ, nhẹ nhàng đặt ngón tay trỏ vào khóe miệng của bé, sát phần nướu răng, xoa nhẹ, đánh lạc hướng bé, bé sẽ chuyển sang cắn ngón tay mẹ thay vì bầu vú. 
  • Khi bé cắn ti mẹ, mẹ trước tiên là phải bình tĩnh, không kéo núm vú đột ngột khỏi miệng bé, sẽ làm bé giật mình và có thể cắn chặt khiến mẹ cảm thấy đau hơn. 
  • Cũng đừng kêu, la to khi bé cắn. Phản ứng mãnh liệt và đột ngột của mẹ có thể khiến bé hoảng sợ, có thể tránh bú mẹ về sau
  • Trong suốt lúc bú nên duy trì giao tiếp bằng mắt với em bé, để em bé thấy an tâm, tin tưởng cũng như có liên hệ với mẹ, quên cả việc cắn ti mẹ khi bú. 
  • Chắc chắn rằng mẹ đang cho bé bú đúng tư thế, vị trí bú sữa mẹ sai cũng sẽ khiến mẹ gặp nhiều vết cắn hơn. 
  • Khi bé cắn thì tạm thời cho bé dừng bú, để mẹ bình tĩnh và dịu đi cảm giác đau, khó chịu lúc đó đã. 
  • Nếu là bé cắn đùa thì mẹ có thể vỗ nhẹ bảo tay kèm theo nói bảo không được như thế, bé sẽ hiểu và về sau không cắn ti mẹ nữa.
  • Khi em bé lớn dần, không nên cho em bé ăn khi bé đã quá đói, sẽ rất dễ cắn ti mẹ. 
  • Tạo thói quen ngậm đồ chơi dành riêng cho thời điểm mọc răng thay vì ngậm và cắn ti mẹ. 

Trong các cách xử lý khi bé cắn ti bú mẹ thì quan trọng nhất chính là mẹ phải biết vị trí ti bé đúng cách để bé không cắn mẹ, các mẹ hãy tham khảo một số tư thế khi cho con bú thoải mái nhất và giúp hạn chế bé không cắn ti nhé. 

Tư thế khi cho bé ti đúng cách, giúp bé không cắn ti mẹ khi bú:


Mẹ điều chỉnh tư thế bú đúng cách, giúp bé không cắn khi ti mẹ. Ảnh: Internet

  • Mẹ ở tư thế ngồi hoặc nằm ngửa, có thể nâng cao chân hoặc đặt một gối lên đùi kê chân tạo thoải mái cho cả mẹ và bé. 
  • Kê thêm đệm hoặc gối lưng để mẹ thư giãn khi đang cho con bú. 
  • Đặt thêm gối dưới đầu nếu các mẹ cho bé bú ở tư thế ngủ, điều chỉnh sao cho bé áp mặt vào người mẹ.
  • Các bé có bản năng tự nhiên và tìm đúng đến núm vú để ti mẹ, do vậy bản thân các mẹ cũng không cần quá sốt ruột, cứ để các bé tự điều chỉnh vị trí, sau khi bé ổn định xong, còn gì chưa thích hợp thì các mẹ hãy điều chỉnh tư thế của bé nhé. 

Việc bị các bé cắn khi bú có thể nhiều mẹ gặp phải nên hy vọng rằng sau khi áp dụng các mẹo giúp bé không cắn ti mẹ trên đây sẽ giúp các mẹ có nhiều niềm vui và thoải mái hơn khi cho con ăn. Các mẹ còn có bí quyết nào nữa thì hãy chia sẻ dưới phần bình luận, cùng giúp đỡ nhau chăm con, nuôi dạy con lớn nhanh, khỏe mạnh nhất các mẹ nhé.