Bỏ túi 10 món ăn bài thuốc cho trẻ biếng ăn
Nội dung bài viết
1. Cháo sơn tra
- Sơn tra: 30g
- Đậu trắng 30g
- Gạo: 50g
- Đường phèn
Đậu trắng sao vàng cùng với gạo rồi xay thành bột. Sơn tra cho vào nồi, thêm nước vừa đủ, đun sôi kỹ rồi chắt lấy nước, bỏ bã, cho bột gạo - đậu trắng vào nước sơn tra, đun nhỏ lửa. Đến khi cháo chín cho đường phèn vào khuấy đều cho đường tan hết, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, ăn liền 5 - 7 ngày.
Hoặc mẹ có thể sử dụng cao sơn tra ngày 3 lần, mỗi ngày 10 – 30g. Cao sơn tra có vị ngọt chua hợp khẩu vị, trẻ nhỏ đặc biệt thích ăn, có hiệu quả chữa biếng ăn nhưng chú ý không nên để trẻ ăn quá nhiều.
2. Các món ăn với củ cải
Củ cải có tác dụng nhuận tràng rất tốt. Cho trẻ ăn cháo củ cải giúp hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của trẻ, trẻ hào hứng hơn với đồ ăn sẽ làm giảm tình trạng trẻ biếng ăn.
Chuẩn bị 10g hạt củ cải, 50g gạo tẻ. Trước tiên dùng hạt cải nấu thành canh, sau đó cho gạo tẻ vào đun lửa nhỏ đến khi cháo chín nhừ. Mỗi ngày uống một lần, liên tục trong 3 ngày.
Chuẩn bị củ cải trắng: 350g, thịt lợn nạc: 150g, bột sơn dược, bột mạch, hành, gừng, hồ tiêu với lượng thích hợp. Rửa sạch củ cải trắng rồi cắt miếng, rang đến khi chín 5 phần rồi cho thịt nạc vào cùng nấu, thêm hành, gừng, hạt tiêu, muối đảo đều.
Bột mạch cho nước vào khuấy đều để làm vỏ bánh. Củ cải và thịt làm nhân bánh. Gói bánh và rán chín, thường dùng trong bữa điểm tâm hoặc ăn 1 – 2 lần, ăn lúc đói. Bánh có tác dụng khang tỳ, tiêu thức ăn, hòa vị hóa đờm, sử dụng thích hợp đối với trẻ biếng ăn.
3. Cháo nước ép lê
Lấy 3 – 5 quả lê ép lấy nước và gạo tẻ: 50g. Gạo tẻ nấu thành cháo chín nhừ, sau đó cho nước ép lê vào đun sôi là có thể dùng. Mỗi ngày ăn một lần, liên tục trong 1 tuần.
4. Nước mía
Gạo tẻ 50g cho thêm lượng muối thích hợp rồi nấu thành cháo nhừ. Lấy nước mía tươi (khoảng 100 – 150ml) cho vào, đảo đều và cho trẻ ăn nóng.
5. Các món ăn với hạt sen
Chuẩn bị bột sen hoặc hạt sen đã bỏ tâm: 5g, gạo nếp: 30g. Cho lượng nước thích hợp vào nồi để luộc hạt sen đến mềm, tiếp tục cho gạo nếp vào đun lửa nhỏ đến khi hạt sen và nếp chín nhừ, cho trẻ ăn liên tục trong một tuần.
Cháo hạt sen: hạt sen 30g, cà rốt 50g, củ mài 50g, đường phèn 20g. Hạt sen xay thành bột. Củ mài rửa sạch rồi mài thành bột. Tất cả cho vào nồi, thêm nước vừa đủ, đun nhỏ lửa, khi cháo chín cho đường phèn vào khuấy đều cho đường tan hết, đợi cháo sôi lại là dùng được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, ăn liền 7 - 10 ngày.
6. Đậu tằm
Chuẩn bị 500g đậu tằm và đường đỏ với lượng thích hợp. Cho đậu tằm vào ngâm trong nước, sau đó lựa bỏ vỏ rồi đem phơi nắng cho khô, nghiền thành bột.
Mỗi lần dùng 30 – 60g bột, cho thêm đường đỏ với lượng thích hợp vào nước nóng, trộn đều là ăn được. Món ăn này sử dụng thích hợp cho tỳ vị không khỏe, tiêu hóa kém dẫn đến biếng ăn.
7. Cháo cá chim
- Cá chim 100g
- Gạo: 50g
- Hành: 10g
- Gừng: 5g
- Mắm, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ.
Cá chim rửa sạch hấp chín rồi giã nhỏ tơi như ruốc. Gừng, hành giã nhỏ lọc lấy nước, thêm bột gia vị và bột ngọt cho vừa ăn. Gạo xay thành bột, cho vào nước hành, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho cá vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, ăn liền 5 - 7 ngày.
8. Cháo cá diếc
- Cá diếc: 100g
- Ý dĩ: 30g
- Gạo: 50g
- Bột ngọt, bột gia vị vừa đủ.
Ý dĩ và gạo xay thành bột. Cá diếc làm sạch, bỏ nội tạng hấp chín, gỡ lấy thịt nạc, ướp bột ngọt, bột gia vị. Xương cá giã nhỏ lọc lấy nước. Cho bột gạo, ý dĩ vào nước xương cá, đun lửa nhỏ. Khi cháo chín, cho thịt cá vào đảo đều, đun tiếp đến khi cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, ăn liền 7 - 10 ngày.
9. Nước cà rốt:
- Cà rốt 50g
- Vỏ quýt: 10g
- Đường phèn: 20g.
Cà rốt, vỏ quýt cho vào nồi, thêm nước vừa đủ đun sôi kỹ chắt lấy nước, cho đường vào khuấy tan, chia 2 lần uống trong ngày, uống lúc đói. Cần uống liền 5 - 7 ngày.
10. Nước táo tàu
- Táo tàu 5 quả
- Gừng: 1 lát mỏng
- Vỏ quýt: 10g.
Tất cả cho vào nồi, thêm nước vừa đủ, đun sôi kỹ, chắt lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày, uống lúc đói. Cần uống liền 5 ngày.
Các món ăn bài thuốc cho trẻ biếng ăn kể trên có thể cho hiệu quả khả quan trong việc kích thích vị giác của trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ có kèm theo một trong những dấu hiệu như: Sụt cân hoặc không tăng cân trong vòng 6 tháng, tiêu chảy, sốt, nôn ói... mẹ cần mang con đến bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh viễn vì loại đồ ăn được giới trẻ cực ưa chuộng.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình để có cách chữa giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia đình và mặc dù không có cách tiếp cận chung nào cho tất cả nhưng các bậc cha mẹ thành công thường có những đặc điểm chung nhất định trong việc nuôi dạy con cái.
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở trong nhà, dán mắt vào màn hình hơn là chơi bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù công nghệ có những ưu điểm nhưng vui chơi ngoài trời rất cần thiết cho sự phát triển về thể chất, tinh thần và cảm xúc của trẻ.