Bỏ rơi sản phụ dẫn đến trẻ sơ sinh tử vong, tài xế có phạm tội?
Sự việc xảy ra vào ngày 17/8 tại huyện Bù Đăng, Bình Phước.
Sản phụ Vy Thị Yến (32 tuổi) mang thai được hơn bảy tháng thì đau bụng dữ dội. Trên đường chuyển lên bệnh viện tỉnh Bình Phước để cấp cứu thì tài xế bỏ rơi sản phụ bên đường khiến bé trai vừa được sinh ra đã tử vong.
Tối cùng ngày, giải thích với phóng viên Báo Người Lao Động về lý do yêu cầu sản phụ xuống xe, đẻ dưới đường, ông Nhạc, tài xế bỏ rơi sản phụ nói: "Lúc đó, thú thật là tôi run lắm. Cô ấy bắt đầu đẻ trên xe tôi rồi. Tôi thấy máu, tay tôi lái xe không nổi. Tôi hoảng quá nên mới dừng xe lại rồi lấy áo mưa trải xuống đường và bảo chồng cô ấy bế cô ấy xuống nằm đẻ. Thực sự là do tôi mất bình tĩnh không dám lái xe tiếp chứ không phải tôi sợ dơ xe hay kiêng kị, mê tín gì đâu. Xe tôi trước đây từng chở 2 xác chết rồi mà".
Trong tối 19/8, con gái ông Nhạc cũng viết tâm thư gửi báo chí và cộng đồng mạng. Thư viết: "Bây giờ sự việc đã xảy ra, chúng tôi cũng chịu là mình sai toàn phần. Dù biết lời xin lỗi sẽ không được chấp nhận nhưng may mắn gia đình bị hại đã chấp nhận lời xin lỗi của chúng tôi. Bây giờ gia đình chúng tôi muốn gửi lời xin lỗi đến cộng đồng. Xin đừng trách móc và tấn công tâm lý thêm nữa".
Trao đổi với PV Phụ nữ Sức khỏe về vụ việc này, luật sư Nguyễn Hưng, PGĐ Công ty luật Hợp danh The Light nhận định: "Hành vi này của người lái xe có thể do nhận thức lạc hậu về những "kiêng kị" khi có người đẻ trên xe. Rõ ràng dưới góc nhìn đạo đức xã hội, đây là hành vi đáng lên án, tuy nhiên vấn đề đáng quan tâm hơn cả là trách nhiệm hình sự của lái xe như thế nào?".
Theo luật sư Hưng, vụ việc xảy ra có dấu hiệu giống hành vi Không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng theo điều 132 BLHS 2015.
Tuy nhiên, vấn đề pháp lý đặt ra là người chết là đứa bé chứ không phải sản phụ, mà người bị bỏ lại là sản phụ chứ không phải đứa bé. Người tài xế không thể biết, không chứng kiến đứa bé đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng vì khi đó cháu bé chưa sinh ra. Hậu quả xảy ra là đứa bé tử vong nhưng sản phụ vẫn khỏe mạnh.
"Như vậy, mối liên hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả không thỏa mãn, người bị bỏ rơi trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng không thiệt mạng mà là người khác. Mặc dù ai cũng hiểu được là nếu được đưa đi bệnh viện thì hậu quả đứa trẻ bị tử vong có thể không sảy ra.
Khi xem xét trách nhiệm hình sự không thể cảm tính mà phải thõa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm trong đó cần đặc biệt xem xét mối liên hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Nếu nhìn thấy đứa bé mà tài xế vẫn bỏ đi, không cứu giúp dẫn đến đứa bé tử vong thì mới là phạm tội không cứu giúp người khác.
Đây có lẽ là một khoảng trống pháp lý để xem xét trách nhiệm của tài xế vì không dự liệu được tình huống rằng không đưa sản phụ đến bệnh viện thì có thể dẫn đến đứa bé sinh ra bị chết", Luật sư Hưng phân tích.
Được biết, trong lúc gia đình sản phụ đang lo hậu sự cho cháu thì gia đình tài xế cũng đã chuyển 50 triệu để xử lý hậu quả do khi đó vì nhận thức lạc hậu mà tài xế đã có hành động như vậy.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm
Cây khế là loại cây có nhu cầu dinh dưỡng trung bình cao. Cây trưởng thành nên được bón phân...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...