Bố mẹ chồng chuẩn bị 30 cây vàng dưỡng già, nhưng mắc bệnh hiểm nghèo bố chồng từ chối chữa bệnh
Ngày còn trẻ, bố chồng tôi đi lao động xuất khẩu, nhờ đó mà ông kiếm được 1 khoản tiền để xây biệt thự. Đến khi gần 60 tuổi thì ông quyết định về nước và không làm bất kỳ việc gì nữa.
Lúc đó, tôi khuyên bố mẹ chồng nên mở 1 cửa hàng tạp hóa bán trước nhà để kiếm đồng ra đồng vào. Bố mẹ về già không có lương hưu, tiền không làm ra chi tiêu dần rồi sẽ hết. Sợ nhất là lúc ốm đau bệnh tật, biết lấy tiền đâu mà chi trả viện phí. Nhưng mẹ chồng tự tin nói:
“Bố mẹ sống giỏi lắm được 20 năm nữa, hiện tại có 30 cây vàng dưỡng già. Nếu chẳng may bị bệnh hiểm nghèo thì chỉ chữa trị trong vòng 300 triệu, nếu vượt quá sẽ không chữa nữa. Đó là tâm nguyện của bố mẹ, sau này các con cứ thế mà làm theo”.
Mẹ chồng bỏ ngoài tai lời khuyên của tôi và suốt 15 năm nay ông bà sống an nhàn hưởng tuổi già bên con cháu. Việc ăn uống chi tiêu hằng ngày của ông bà cũng rất thoáng, không hà tiện chút nào. Năm nào ông bà cũng đi du lịch vài nơi. Mỗi khi con cháu thiếu tiền bố mẹ đều sẵn sàng chi cho vài triệu mà không có ý định đòi lại.
Lâu ngày, tôi cho rằng ông bà có rất nhiều vàng tích trữ nên mới mạnh tay chi tiêu. Còn chúng tôi thoải mái sống dựa dẫm vào bố mẹ chồng. Từ ngày lập gia đình đến nay, vợ chồng tôi vẫn sống chung với bố mẹ, chưa ra ở riêng. Bởi ông bà bao trọn gói tiền chi tiêu sinh hoạt cho con cháu, nhờ thế mà mỗi tháng tôi tiết kiệm được 1 khoản kha khá tiền.
Mẹ chồng bỏ ngoài tai lời khuyên của tôi và suốt 15 năm nay ông bà sống an nhàn hưởng tuổi già bên con cháu. (Ảnh minh họa)
3 tháng trước, bố chồng thấy trong người có biểu hiện bất thường nên vào viện khám. Gia đình tôi choáng váng khi biết ông bị ung thư dạ dày giai đoạn 3. Sau đó mẹ chồng xuất tiền chữa trị cho bố và mọi chuyện diễn biến rất thuận lợi.
Đầu tuần vừa rồi, mẹ chồng họp gia đình và bất ngờ công khai số tiền dưỡng già còn lại của ông bà. Từ 30 cây vàng, sau 15 năm bây giờ còn 1 cây vàng. Không hiểu bà chi tiêu thế nào mà hết nhiều đến thế.
Bố chồng bực bội hỏi:
“Vàng của tôi đâu hết, tại sao còn có bằng ấy, bà mang cho đứa nào rồi?”.
Mẹ chồng đưa ra 1 cuốn sổ chi tiêu dày cộm. Trong đó có tiền chi tiêu từng tháng cho 4 người nhà tôi và 2 ông bà. Thậm chí bà còn ghi chi tiết cả khoản mua sữa, áo cho cháu. Rồi những khoản tiền đình đám, giỗ chạp,…
Sự ghi chép minh bạch đến từng nghìn của bà làm ông không thể bắt bẻ được bà. Với số tiền tiết kiệm còn lại ít ỏi, bố chồng thở dài và không muốn tiếp tục chữa trị nữa. Bởi ông sợ khi bệnh khỏi thì ông bà sẽ không có tiền để sinh sống tiếp những năm tháng cuối đời.
Với số tiền tiết kiệm còn lại ít ỏi, bố chồng thở dài và không muốn tiếp tục chữa trị nữa. (Ảnh minh họa)
Mọi người chưa biết phải làm gì tiếp theo thì bất ngờ chồng tôi lên tiếng:
“Bố mẹ nuôi dưỡng bọn con ăn học thành người. Những năm qua tốn không ít tiền để nuôi con cháu. Bây giờ bệnh tình của bố đang tiến triển tốt, bố cứ lo chữa trị, còn tiền để vợ chồng con chi trả. Từ tháng sau, chúng con sẽ chi trả hết tất cả các khoản tiền chi tiêu sinh hoạt trong gia đình, còn khoản tiền tiết kiệm của bố mẹ hãy giữ để tiêu những việc cần thiết khác”.
Nghe con trai nói thế, bố mẹ rất hài lòng và khen ngợi anh ấy hết lời. Nhưng tôi buồn không nói thành lời, buổi tối hôm đó, tôi phản đối chuyện chồng chu cấp nuôi dưỡng bố mẹ chồng cuối đời.
Nhà còn có chị gái nữa, chị ấy cũng phải có trách nhiệm chung tay nuôi dưỡng bố mẹ. Chồng bảo những năm qua, ông bà chăm sóc con cho chúng tôi yên tâm đi làm. Vợ chồng tôi cũng bòn rút của bố mẹ được kha khá tiền từ việc ăn chung, cũng đến lúc phải đứng ra chịu trách nhiệm với bố mẹ. Ông bà hết lòng vì con cháu, thế nên chúng tôi cũng phải đáp lại lòng tốt đó.
Tại bố mẹ chồng nghỉ ngơi hưởng thụ sớm quá, bây giờ về già không còn tiền tích lũy phải sống dựa vào con cháu. Tôi chán nản vô cùng mà không biết tâm sự cùng ai.
Dâu trẻ bị mất 5 chỉ vàng, vài ngày sau mẹ chồng lầm lũi mang trả, đúng vào phút chót,...
Sau chuyện này, em muốn bù đắp cho mẹ chồng nhưng không biết làm thế nào để mẹ con hòa hợp hơn, các chị chỉ em vài cách với.
Không thấy con dâu được trao vàng cưới, mẹ chồng bĩu môi chê nhà gái, tàn tiệc lại muối mặt...
Vậy mới nói nhiều mẹ chồng bây giờ vẫn còn vật chất quá, điển hình là mẹ chồng em. Chắc chắn sau đợt này, bà sẽ không bao giờ đánh giá gia đình em qua vẻ bề ngoài nữa.
Chồng tức giận vì mất đôi giày , vợ gặng hỏ rồi 'chết lặng' khi biết mình đã gây ra...
Đến lúc này, tôi mới đồng cảm với chồng. Không ngờ anh lại có tâm sự như vậy. Bây giờ tôi rất muốn bù đắp cho chồng, nếu tôi mua một đôi giày y hệt như vậy, liệu tâm trạng anh sẽ khá hơn chứ?
Ngày sinh nhật, vợ nhận được một món quà bất ngờ từ chồng nhưng lại hãi khi thấy thứ...
Chuyện đến nước này, tôi không biết phải giải quyết thế nào, bởi chắc chắn hai người họ vẫn còn qua lại. Tôi có nên đến gặp cô ta và yêu cầu cô ta buông tha cho chồng mình không?