Trong thực tế, máu lẫn trong sữa mẹ thường rất khó nhận ra, trừ khi bạn hút sữa đựng vào bình hoặc trẻ trớ sữa có máu hay phân của con có lẫn chút máu.

Sữa mẹ có lẫn mẫu khiến nhiều chị em hốt hoảng và lo sợ - Ảnh minh họa: Internet

Đừng hoảng hốt khi rơi vào trường hợp này, bởi đây là một hiện tượng bình thường của cơ thể người mẹ sau khi sinh. Dưới đây, MomJunction sẽ chia sẻ một số thông tin hữu ích về vấn đề này để các mẹ yên tâm và tìm được phương pháp khắc phục an toàn nhất.

Sữa mẹ lẫn máu: Những điều bố mẹ cần phải biết

Có nên cho trẻ uống sữa mẹ lẫn máu?

Theo Hiệp hội Nuôi con bằng sữa mẹ của Úc, sữa mẹ có rất nhiều màu sắc và thường thay đổi liên tục. Sữa non có màu vàng nhạt, trong khi sữa sau lại có màu trắng và hơi có ánh xanh tím. Do đó, nếu máu lẫn vào sữa mẹ thì sữa có thể đổi sang màu có sắc đỏ, hồng, nâu cà phê, cam hoặc xanh ô liu. Tuy nhiên, việc này thường không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ vì thế bạn không cần phải ngưng cho bé dùng sữa mẹ.

Hiện tượng sữa có máu là bình thường và không làm ảnh hưởng đến trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Nếu bé bú một lượng lớn sữa mẹ có lẫn máu thì bé có thể nôn ra dịch có màu sẫm hoặc phân của bé có màu tối. Trong trường hợp này, bạn không cần quá lo mà hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.

Ngoài nguyên nhân lẫn máu, sữa mẹ cũng sẽ có thể chuyển sang màu đỏ vì một số thực phẩm mà bạn tiêu thụ.

Nguyên nhân sữa mẹ có máu

Có rất nhiều nguyên nhân khiến máu xuất hiện trong sữa mẹ. Tuy nhiên, hầu hết các lý do đều không nghiêm trọng và có thể khắc phục bằng những cách đơn giản.

Thông thường, tình trạng này sẽ không kéo dài quá một tháng, trừ trường hợp núm vú của bạn bị tổn thương. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng sữa mẹ lẫn máu, các ông bố bà mẹ nên biết.

Nứt núm vú

Theo các chuyên gia, núm vú bị nứt hoặc tổn thương là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến sữa mẹ có máu. Tình trạng này có thể xuất hiện trong vài tuần đầu sau sinh, khi bé chưa đủ khả năng bú mẹ hiệu quả hoặc do bạn chưa biết cách đặt núm vú vào miệng trẻ.

Nếu núm vú bị trầy xước, phồng rộp hoặc có các vết thương hở sẽ gây ra chảy máu do sức căng khi bé bú hoặc lúc bạn dùng máy hút sữa. Nếu vấn đề này diễn ra trong một thời gian dài, các mẹ nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám.

Hội chứng căng mạch máu

Hội chứng căng mạch máu là một nguyên nhân phổ biến khiến sữa mẹ có lẫn máu, thường xảy ra trong vài ngày đầu sau khi sinh. Khi mắc phải hội chứng này, sữa mẹ sẽ có màu đỏ, giống như màu của rỉ sắt.

Căng mạch máu là tình trạng có một lượng máu lớn hoặc các loại dịch khác chảy vào bầu vú, làm phì đại ống dẫn sữa. Một ít máu còn lại trong ống dẫn có thể sẽ chảy ra ngoài theo dòng sữa.

Tình trạng này không gây đau đớn và có thể xảy ra ở một hoặc hai bên vú. Thông thường, hội chứng căng mạch máu sẽ tự biến mất sau một vài tuần sau khi sinh.

U nhú trong ống tuyến vú

U nhú trong ống tuyến vú là một nguyên nhân khiến sữa mẹ có lẫn máu - Ảnh minh họa: Internet

Trong ống dẫn sữa xuất hiện những khối u nhỏ, lành tính được gọi là u nhú trong ống tuyến vú. Những khối u này có thể hay chảy máu và khiến máu lẫn trong sữa mẹ. Thông thường, tình trạng này có thể tự biến mất mà không cần điều trị.

Vỡ mao mạch

Chấn thương hoặc tổn thương các mạch máu nhỏ hoặc mao mạch ở vú do sử dụng máy hút sữa mẹ không đúng cách hay do chấn thương ngực cũng có thể khiến máu xuất hiện trong sữa. Nhiều trường hợp, máy hút sữa mẹ có thể sẽ tạo ra áp lực quá lớn lên núm vú dẫn đến tổn thương.

Viêm vú

Các cục u xuất hiện nhiều có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị viêm vú trong giai đoạn sớm. Nếu bị viêm, bạn sẽ thấy ngực bị sưng và đau mỗi khi cho con bú ở bên vú đó. Ngoài ra, vú cũng sẽ bị đỏ, nóng và đau nhức khi chạm vào.

Nếu có những triệu chứng trên, các mẹ bên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm, tránh là ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ung thư vú

Trường hợp sữa mẹ lẫn máu vì bệnh ung thư vú rất hiếm - Ảnh minh họa: Internet

Một số dạng ung thư vú như ung thư biểu mô ống dẫn sữa và bệnh Paget có thể dẫn đến tình trạng chảy máu, khiến sữa có màu đỏ. Tuy nhiên, trong thực tế, nguyên nhân này rất hiếm khi xảy ra.

Các mẹ nên làm gì khi sữa có lẫn máu

- Tiếp tục cho bé bú hoặc hút sữa kể cả khi bạn thấy sữa mẹ có lẫn máu.

- Chỉ cần bé vẫn bú tốt và không nôn mửa, bạn có thể tiếp tục cho con bú sữa mẹ có lẫn máu.
Hãy hỏi bác sĩ để biết cách cho bé bú tốt hơn và có vị trí cho bé bú phù hợp, thoải mái.

- Theo dõi các triệu chứng nhiễm trùng như sốt, sưng, đau và nóng đỏ ở vú.

- Nếu bạn không thể tìm ra nguyên nhân và tình trạng sữa mẹ lẫn máu vẫn không biến mất trong một thời gian dài hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu tình trạng này kéo dài quá lâu - Ảnh minh họa: Internet

- Khi vắt sữa bằng tay, hãy nhớ chú ý vắt thật nhẹ nhàng. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng bạn dùng máy hút có tốc độ và áp lực vừa phải.

Sữa mẹ lẫn máu thường không nguy hiểm nên các mẹ bỉm sữa đừng nên quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài quá lâu, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám.