Bị nhiệt miệng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Vì sao phụ nữ mang thai lại bị nhiệt miệng?
Nhiệt miệng bắt đầu từ những vết loét (là những mụn nước nhỏ dễ vỡ) mọc trong niêm mạc miệng, sau đó bội nhiễm làm loét ra, để lại một vết nông ở niêm mạng miệng. Bệnh gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu, ăn mất ngon, có khi dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Vì sao phụ nữ mang thai lại thường bị nhiệt miệng là do các mẹ bầu thường ăn nhiều các chất béo và chất đạm khiến hệ tiêu hóa chịu nhiều tác động, niêm mạc miệng dễ bị nung đốt gây nên những vết loét, nứt nẻ.
Bên cạnh đó, áp lực tinh thần, thường xuyên bị stress ở phụ nữ mang thai cũng khiến cho chức năng miễn dịch bị suy giảm. Đây là cơ hội tốt để các loại vi khuẩn xấu sinh sôi và tấn công miệng và lưỡi. Ngoài ra, các rối loạn bài tiết khi mang thai hoặc khi dị ứng với thuốc cũng khiến chị em dễ bị nhiệt miệng.
Bị nhiệt miệng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bị nhiệt miệng là một tình trạng rất dễ dàng gặp phải ở bất cứ đối tượng nào với bất kỳ độ tuổi nào, mặc dù sẽ gây ra nhiều sự khó chịu trong sinh hoạt, ăn uống hằng ngày nhưng hiện tượng nhiệt miệng này sẽ tự động khỏi trong khoảng 5 – 10 ngày và không ảnh hưởng gì đến thai nhi.
Trước hết, để giảm tình trạng sưng, nóng đỏ ở vết lở miệng thì bạn nên áp dụng các biện pháp sau:
Súc miệng nước muối: Nước muối loãng có tính sát trùng nhẹ nhằm tiêu diệt các vi trùng có hại xung quanh vết lở. Bởi vậy, khi bị nhiệt miệng, hãy súc miệng nước muối loãng nhiều lần trong ngày để giảm phần nào cảm giác đau sưng.
Ngủ đủ giấc: Khi bạn bị thiếu ngủ, đồng nghĩa với sức đề kháng của cơ thể cũng yếu dần đi. Điều này dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào vùng nhiệt, dẫn tới đau và sưng to hơn. Vậy nện, hãy trân trọng giấc ngủ mỗi ngày.
Uống đủ nước: Để giữ cơ thể không bị mất nước và luôn mát mẻ, hãy uống thật nhiều nước.
Sử dụng biện pháp tự nhiên để làm lành vết nhiệt miệng:
Mật ong: Mật ong tương đối an toàn khi mang thai, vậy nên bạn có thể dùng mật ong để chữa nhiệt miệng. Đơn giản nhất là súc miệng nước ấm có hòa vài giọt mật ong hoặc bôi trực tiếp mật ong lên vết lở, ngày từ 2-3 lần.
Dầu dừa: Dầu dừa là loại tinh dầu tự nhiên tuyệt vời không chỉ chống rạn da mà còn giúp giảm nhiệt miệng rất tốt. Bạn có thể trộn dầu dừa với 1 ít sáp ong theo tỉ lệ 2/1 rồi bôi vào vết lở vài lần trong ngày.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.