Bí mật về bàn tay của thái giám trong công cuộc ‘mang thai rồng’ của phi tần nhà Thanh
Theo lời kể chuyện thâm cung bí sử Trung Hoa, cũng như các triều đại khác, hậu cung Thanh triều luôn là đề tài gây nhiều tò mò, được đưa vào phim ảnh nhiều nhất. Đặc biệt là những chuyện về sinh hoạt hậu cung, phi tần ganh đua để có được sủng ái của hoàng đế.
Một trong những cách thức, thủ đoạn để phi tần chiếm được quyền lực, địa vị vững chắc nhất chính là sinh con trai cho vua. Một khi sinh được hoàng tử, phi tần sẽ một bước tiến tới cuộc sống vinh hoa phú quý, cả đời ngập trong nhung lụa. Và dĩ nhiên, phi tần có con trai còn có khả năng trở thành hoàng hậu, được vua yêu chiều, coi trọng.
Dù vậy, trong những trang lịch sử Trung Quốc như “Dã ký Thanh triều” có viết, không dễ dàng để phi tần thực hiện mục tiêu sinh con trai cho hoàng đế. Bởi họ còn bị chi phối, điều khiển bởi một đối tượng đặc biệt kề cận bên vua, chính là thái giám.
Đây là một sự thật nghe có vẻ hoang đường nhưng kì thực là điều bí ẩn thú vị trong lịch sử Thanh Triều hàng trăm năm.
Ngay cả hoàng hậu, người có quyền lực lớn nhất chốn hậu cung cũng không tránh được việc bị thái giám theo dõi khi thân mật với hoàng thượng. Thậm chí, thái giám sẽ ghi lại chi tiết để tính toán và đoán định lần “lâm sàng” nào là thành công. Nhưng chỉ có hoàng hậu là được đặc quyền này.
Với các phi tần, phải có sự lựa chọn của hoàng đế mới được “thị tẩm”. Các thái giám sẽ có nhiệm vụ bưng một chậu nhỏ có chứa nhiều biển xanh dâng lên cho vua, trên đó có khắc tên của phi tần. Biển xanh nào được chọn thì tên của phi tần ghi trên đó sẽ được thái giám đưa tới phòng chuẩn bị để phục vụ cho hoàng đế.
Dựa theo phương thức này, để được thái giám chiếu cố khắc tên lên biển xanh là một chuyện phụ nữ chốn hậu cung đặc biệt quan tâm. Họ phải dùng đến nhiều mối quan hệ, tiền bạc, thậm chí là thủ đoạn để trở thành cái tên may mắn trên biển xanh dâng lên hoàng thượng.
Không được như hoàng hậu, phi tần phải chịu nhiều tủi nhục thiệt thòi với những lần được vua gọi vào gần gũi.
Cụ thể, khi hoàng thượng đã yên vị trên giường, chăn sẽ được đắp đến đầu gối, phần dưới để lộ ra. Phi tần “phục vụ” hoàng thượng sẽ “hành sự” từ phần chân lộ ra. Người được chọn trước khi đến gặp hoàng đế sẽ phải khỏa thân. Thái giám sẽ lấy chăn quấn lấy họ, và vác đến nơi đợi sẵn.
Từ cách thức này, thái giám sẽ có quyền “đụng chạm” phi tần trước khi nằm trên long sàn, chui vào chăn. Sau khi hành sự xong, họ sẽ tụt xuống, bò giật lùi cuốn mình vào chăn để thái giám đưa về cung.
Điều đáng nói là trong suốt quá trình ân ái giữa hoàng đế và phi thần Thanh triều đều có sự theo dõi của thái giám. Bên ngoài phòng cũng có nhiều thái giám canh giữ, chăm sóc cho phòng kính sự. Sau khi đưa phi tần vào cho vua, thái giám không rời đi mà đứng ngoài cửa. Nếu thấy thời gian lâu, họ sẽ vào và nói lớn: “Đã hết giờ”.
Đa phần, khi nghe thái giám hô như thế lần đầu, hoàng đế sẽ lên tiếng để họ đưa phi tần ra. Dù cũng có nhiều lần thái giám sẽ giục giã nhưng nhiều nhất là hô 3 lần. Và sau khi đưa phi tần về cung, tổng quản sẽ quỳ gối trước mặt vua và hỏi “Lưu hay không lưu?”. Có nghĩa là hỏi hoàng đế có muốn giữ đứa trẻ này hay không.
Nếu vua nói muốn giữ thì thái giám sẽ ghi chú cẩn thận ngày tháng và tên phi tần được “thị tẩm”. Nếu vua nói không muốn giữ thì thái giám sẽ dùng một “kỹ thuật đặc biệt”, dùng tay ấn vào 8 huyệt đạo trên người phi tần để tránh mang thai.
Tuy nhiên, chuyện thâm cung bí sử ghi lại, dù quyết định giữ hay không giữ là nằm ở vua nhưng “kỹ thuật” này của thái giám cũng không phải lúc nào cũng chính xác. Vẫn sẽ có sơ suất, và thái giám có thể vịn vào điều này để “kiếm chác” từ các phi tần. Chỉ cần phi tần hiểu chuyện, biết quan tâm chăm sóc các hoạn quan thì họ vẫn có cơ hội mang thai rồng.
Chuyện xưa kể lại, nhiều phi tần phải đợi nhiều năm dài để được gần gũi hoàng đế, và kiếm được một đứa con với vua chúa càng khó trăm bề.
Đau buồn vì chồng gặp tai nạn qua đời, không ngờ người phụ nữ dắt thêm đứa con nói những...
Nỗi đau này chưa xong nỗi đau khác ập đến khiến đầu óc tôi rối lên chẳng nghĩ được gì chỉ có ngồi khóc nhìn chị ta đương ở thế đắc thắng.
Nghi ngờ chồng có quỹ đen, tôi lén lút trữ của cải cho bản thân mình, nào ngờ ngày đọc...
Khi đưa tang chồng xong, đọc xong những dòng chữ đó thì mắt tôi đã nhòa đi, nước mắt chảy nhòa...
Lâm bệnh nặng, chồng xin vợ cho gặp nhân tình lần cuối, nào ngờ phản ứng của ả bồ khiến...
Song cách đây vài tháng, Thành phát hiện bị suy thận độ 4. Tình trạng sức khỏe mỗi ngày một giảm sút trông thấy. Dù một tuần chạy thận 2, 3 lần cũng chẳng thể kéo dài thời gian sống cho anh được bao nhiêu nếu bệnh viện không tìm được người hiến thận tương thích với cơ thể anh.
Gọi cả gia đình đi bắt gian, đến tới nơi mở cửa ra, tôi và bố đứng hình trước cảnh...
Kỳ thực, tôi biết quan hệ mẹ chồng nàng dâu của gia đình tôi không hòa hợp, thậm chí là căng thẳng.