“Bi hài” chuyện quý ông dùng rượu tráng dương
Vào độ tuổi đang “sung” mà cơ thể tôi hơi có vấn đề một chút. Từ hồi trai trẻ tới giờ tôi rất ngại vận động, sinh thời lại làm công việc nghiên cứu cho nên ngồi đâu là ngồi ỳ một chỗ, chẳng mấy khi đứng dậy. Vì vậy nên hoạt động sinh lý cũng thuộc dạng dùng được chứ không “hoành tráng” được như các đồng nghiệp khác.
Tuy nhiên, việc đó cũng là phù hợp với vợ tôi, một người phụ nữ nhỏ nhẹ, yếu ớt. Nàng cũng không được khỏe mạnh, nên “chuyện ấy” nhà tôi cứ tà tà mà tiến, chẳng hoành tráng cũng không ngắt quãng, nói chung là đều đều như cơm ăn nước uống hàng ngày. Ấy thế mà dạo này nàng lại thay đổi, nhất là kể từ khi cai sữa đứa con đầu được 2 tuổi, thì có vẻ như nàng có “nhu cầu” hơn trước. Mỗi lần yêu, nàng lại tỏ ý muốn “lâu” hơn, nhiều hơn. Nếu tôi có mệt mỏi mà đóng thuế không đến nơi đến chốn là y như rằng nàng hậm hực, vùng vằng.
Hôm rồi nghe mấy anh em cùng phòng bàn tán loại rượu tráng dương tôi như vớ được vàng, như kẻ mù nhìn thấy ánh sáng, vội vàng hỏi han để lấy thông tin. Anh em trong phòng trố mắt nhìn tôi kinh ngạc, nhưng kệ họ, còn hơn xấu mặt với bà xã vì mình kém cỏi “khoản ấy”. Thế là lùng sục một tuần tôi cũng có được bình rượu quý, chỉ ngót nghét ba triệu đồng.
Tôi cũng không quen nhậu nhẹt rượu chè, thỉnh thoảng cũng vui với anh em một tí có hơi quá chén thì cũng say quắc cần câu. Không biết bình rượu này ngâm bằng gì mà mầu đen đặc, mùi ngai ngái hăng hăng rất khó uống. Nhưng vì đại cuộc nên anh hùng xá gì “thuốc đắng”. Thấy tôi bê bình rượu về nhà, nàng hỏi: “Dạo này còn rượu chè nữa à, sức thì chả có uống vào đâu”. Trong câu nói của nàng dường như hàm ý trách móc nhiều điều, tôi cười khì khì mà bảo: “Anh em có rượu quý nó tặng uống vào cho khỏe gân cốt ấy mà. Nghe đâu rượu ngâm nhân sâm mấy chục năm mang tận Hàn Quốc về đấy”.
Nhưng đúng là bệnh gì mà uống mãi một loại thuốc cũng phải nhờn. Dạo này làm 1,2 chén là chuyện ấy khá uể oải, cho nên tôi phải tăng “liều lượng” lên 3,4 chén. Nhưng tửu lượng của tôi vào hạng xoàng cho nên cứ chơi 3,4 chén vào là đầu óc váng vất, mắt cứ díp lại. Có lần đợi nàng dọn dẹp, ru con ngủ xong, tôi đã lăn ra ngủ khì khì từ lúc nào, y như rằng sáng hôm sau lại bị nàng “đá đểu” vài câu nghe chừng ấm ức lắm. Thế là lần sau dù có uống tới 5 chén thì tôi cũng phải cố giương mắt lên mà cưỡng lại cơn buồn ngủ để chiều ý nàng. Nhưng cái kiểu “cố” ấy lại càng làm cho tôi thấy uể oải hơn, chuyện ấy thì vẫn làm được lâu, vẫn hoành tráng nhưng lại chẳng thấy có cảm giác gì.
Bây giờ tôi mới thấm thía lời của anh em đồng nghiệp vẫn hay bàn tán “phải nộp thuế” khổ thế nào. Giờ mà không dùng cái bình “tráng dương” ấy là tôi chẳng làm gì được, còn nếu dùng đủ liều thì lại quắc cần câu.
Làm sao để “chuyện ấy” được “hoành tráng” đúng đẳng cấp của một quý ông bây giờ?
Khánh kiệt kinh tế, tôi mang bán vàng cưới rồi 'ngượng chín mặt' khi ông chủ tiệm vàng nghiêm mặt...
Tôi mệt mỏi quá, không ngờ chồng vẫn chứng nào tật ấy. Bây giờ chẳng biết đào đâu ra tiền, tôi cũng không còn mặt mũi nào nhìn bố mẹ nữa. Tôi nên làm gì vào lúc này đây?
Thấy chồng bỏ thang máy đi thang bộ, vợ theo dõi rồi ngỡ ngàng khi thấy đứa bé anh đón...
Tôi cũng không can thiệp vào nữa, dù sao tôi vẫn tôn trọng chồng. Thế rồi đợt này dịch, công ty của tôi cho ở nhà làm việc, tôi mới phát hiện một chuyện rất lạ.
Thấy hôm nào mẹ chồng cũng đòi ăn trứng luộc dầm nước mắm, dâu trẻ thắc mắc rồi 'bật khóc'...
Mẹ chồng em thật thà lắm, bà bảo do các con chẳng có tiền, mẹ lên thì thêm miệng ăn nên sợ bọn em tốn kém.
Coi thường chồng nghèo, vợ trẻ đòi ly hôn và tròn mắt với 12 chiếc túi đựng tiền anh giấu...
Vì vậy mọi người ạ, đã là vợ chồng, khi không thể tin tưởng và hỗ trợ nhau thì tốt nhất hãy giữ lại lòng chung thủy. Với người như vợ tôi, dù có quyết định lại 100 lần, tôi vẫn lựa chọn ly hôn.