Bệnh suy thận: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và chăm sóc người bệnh
Nguyên nhân bệnh suy thận
Suy thận mạn tính
Bệnh suy thận thuộc nhóm mãn tính chủ yếu là do bệnh thận kéo dài gây biến chứng. Theo sự tăng dần của thời gian cũng như bệnh tình, chức năng của thận dần dần suy giảm, gây ra chứng sinh thận mãn tính. Cụ thể bao gồm những nguyên nhân sau:
Các phức hợp miễn dịch gây ra nhiều loại biến hóa sinh lý lẫn bệnh lý, từ đó dẫn đến viêm tiểu cầu thận, cuối cùng khiến cho chức năng của thận suy giảm một cách mãn tính. Suy thận có thể xuất hiện trong vòng vài tháng, cũng có thể kéo dài vài năm, cho đến khi Urê và Creatinin trong huyết thanh tăng cao thì chức năng thận thậm chí sẽ giảm thấp chỉ còn bằng một nửa người bình thường.
Có trường hợp sau khi phát bệnh vài năm và chỉ khi có triệu chứng ngộ độc urê huyết mới chẩn đoán ra bệnh nhân bị viêm tiểu cầu thận. Một nguyên nhân xếp hàng thứ hai gây suy thận mãn tính chính là viêm ống kẽ thận. Các mạch máu nhỏ của thận co rút, xơ hóa dẫn đến huyết dịch cung cấp cho tiểu cầu thận bị giảm, chức năng thận suy thoái.
Bệnh tiểu đường cũng được các chuyên gia sức khỏe trên Familydoctor lý giải là một trong những nguyên nhân bệnh suy thận, đặc biệt là người bị tiểu đường tuýp I. Khoảng một nửa nhóm bệnh nhân bị tiểu đường sau 5 năm đều xảy ra suy giảm chức năng thận.
Suy thận cấp tính
Chủ yếu là do dung lượng máu tuần hoàn giảm thấp, dẫn đến lượng huyết dịch lưu thông ở thận không đủ, gây ra thận bị thiếu máu. Ngoài ra, cũng có thể do các nhân tố liên quan, chẳng hạn như sỏi đường tiểu, hai bên thận tích dịch, phì đại tuyến tiền liệt hoặc các khối u v.v…
Bên cạnh đó, các tiểu mạch ở thận bị hoại tử đột ngột cũng là một loại suy thận cấp tính thường gặp nhất, có thể nói chiếm đến 75% - 80%. Một nguyên nhân khác còn có thể là do viêm ống kẽ thận bị mẫn cảm do thuốc hoặc viêm nhiễm có thay đổi khác thường, xuất hiện khối u làm cho chức năng thận bị suy giảm nhanh.
Cơ thể sẽ xảy ra những phản ứng gì khi mắc bệnh suy thận?
Một trong những dấu hiệu bệnh suy thận phổ biến nhất chính là thiếu máu. Do chức năng thận bị tổn thương, cơ thể con người không thể sinh ra đủ lượng hormone cần thiết để chế tạo tế bào hồng cầu nên dẫn đến thiếu máu. Người bệnh sẽ thường cảm thấy ớn lạnh, mệt mỏi toàn thân.
Bên cạnh đó, một số trường hợp cũng sẽ xuất hiện tình trạng sưng phù, đặc biệt là tay chân và xung quanh vùng mắt. Lúc này, lượng nước tiểu cũng sẽ xuống nhưng số lần có nhu cầu đi tiểu lại tăng, nhất là vào ban đêm. Người bị bệnh suy thận cũng có triệu chứng thở gấp, có cảm giác như không đủ không khí.
Ngoài ra, bệnh nhân lúc nào cũng có cảm thấy khó chịu do độc tố và các chất thải không ngừng tích tụ bên trong cơ thể. Các triệu chứng điển hình bao gồm khó thở, buồn nôn, ngủ không ngon giấc, chán ăn, ngứa ngáy và uể oải.
Phương pháp trị liệu bệnh suy thận
Khi bệnh phát sinh, điều đầu tiên quan trọng nhất chính là làm rõ nguyên nhân gây bệnh, như thế mới có phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả. Ví dụ bệnh nhân bị suy thận là do cao huyết áp, tiểu đường, viêm tiểu cầu thận v.v… thì nên kiên trì liệu trình dài mới có khả năng điều trị dứt điểm.
Một khi áp dụng cách chữa bệnh suy thận không thỏa đáng không những kéo dài bệnh tình vốn có mà còn tăng nguy cơ xảy ra những biến chứng khác. Trong đó, ở từng giai đoạn bệnh phát tác cũng cần tiến hành cách điều trị khác nhau mới có hiệu quả. Ở giai đoạn bệnh mãn tính còn ổn định, bạn có thể dùng cách đông y tăng cường chức năng thận và khả năng trao đổi chất của các cơ quan khác.
Đối với bệnh nguyên phát và nhân tố ác tính như viêm nhiễm, cao huyết áp, suy tim, thiếu máu, mất cân bằng chất điện giải v.v… thì sử dụng phương pháp trị liệu của tây y sẽ hữu hiệu hơn. Đợi sau khi bệnh thuyên giảm khả quan, có thể kết hợp đông y để điều dưỡng chức năng thận cũng như toàn bộ cơ thể.
Chăm sóc người bị bệnh suy thận như thế nào?
Bên cạnh vấn đề điều trị căn nguyên của bệnh thì quá trình chăm sóc cũng rất quan trọng. Nó góp phần giúp giảm bớt khó khăn cho việc trị liệu, cũng hạn chế những biến chứng phát sinh. Đối với người bị bệnh suy thận, những thành viên khác nên quan sát chặt chẽ diễn biến của bệnh, chú ý thân nhiệt, hô hấp, mạch, nhịp tim, huyết áp v.v…
Suy giảm chức năng thận cấp tính thường dễ có nguy cơ tử vong do các triệu chứng suy tim, rối loạn nhịp tim, viêm nhiễm, co giật. Chính vì vậy, theo dõi kỹ có thể giúp người thân kịp thời phát hiện bất thường và nhanh chóng cấp cứu cho bệnh nhân.
Đảm bảo môi trường ngủ nghỉ cho người bệnh. Phòng ngủ nên thoáng gió, sạch sẽ, thuận tiện cho vấn đề tiểu tiện. Khi bệnh đã ổn định và đang trong tiến trình phục hồi thì bệnh nhân nên xuống giường hoạt động nhẹ nhàng để giúp máu huyết lưu thông, tăng cường sức đề kháng và hiệu quả trao đổi chất của cơ thể.
Khi có triệu chứng đi tiểu ít nhưng số lần tiểu tăng lên, chế độ ăn uống của người bị suy thận cần kiểm soát tốt lượng nước, muối, kali, protein nhưng vẫn phải cung cấp đủ nhiệt lượng cho cơ thể. Đặc biệt chú ý, không bổ sung Glucose, Axit amin, Fat Emulsion v.v… qua đường tĩnh mạch.
Ghi chép chính xác lượng dịch ra vào cơ thể, bao gồm các loại dung dịch tiêm và uống, lượng nước tiểu thải ra, các vật và dịch nôn ói, dịch vị trào ngược từ dạ dày, dịch thải do tiêu chảy v.v… Ngoài ra, mỗi ngày nên định ra thời gian cụ thể để cân thể trọng, đồng thời kiểm tra xem có tình trạng phù thũng do tích nước hay không.
Nghiêm túc chấp hành chỉ định truyền dịch qua tĩnh mạch của bác sĩ chuyên khoa. Trong quá trình truyền dịch, tốt nhất nên có người thân ở bên cạnh theo dõi để kịp thời phát hiện phản ứng phụ và xử lý thỏa đáng.
Phòng ngừa viêm nhiễm bằng cách biện pháp khử trùng đối với các vật thể tiếp xúc với bệnh nhân cũng như môi trường xung quanh. Tăng cường việc vệ sinh da, khoang miệng và định kỳ giúp người bệnh trở mình, vỗ lưng để không gây tê cứng các cơ do nằm nhiều.
Người bị bệnh suy thận cần chú ý gì trong vấn đề ăn uống?
Tránh thực phẩm quá kích thích
Bệnh suy thận nên ăn gì cũng là vấn đề cần đặc biệt chú trọng. Thông thường người bị suy thận mãn tính hoặc có triệu chứng ngộ độc urê thì niêm mạc dạ dày và đường ruột dễ bị xung huyết, viêm loét.
Chính vì vậy, thức ăn cho người bệnh không nên quá kích thích, chẳng hạn như đồ ăn cay nóng, đồ uống có cồn để tránh làm bệnh tình tăng nặng. Thực đơn hằng ngày nên chế biến thanh đạm một chút nhưng vẫn phải đảm bảo đủ chất cần thiết.
Thận trọng khi ăn một số loại thịt đặc thù
Theo đông y, một số loại thịt động vật như thịt chó, thịt dê, thịt bò được xem là “vật phát”, nghĩa là chúng dễ khiến bệnh tái phát hoặc nghiêm trọng hơn. Do đó, trong quá trình điều trị bệnh suy thận, người thân tốt nhất không nên đưa các món thịt này vào thực đơn ăn uống của bệnh nhân.
Nên ăn mềm
Cũng chính vì nguyên nhân niêm mạc dạ dày và đường ruột dễ bị xung huyết, lở loét nên thức ăn cho người bị suy thận cũng cần lấy độ mềm làm chính. Các món ăn quá cứng hoặc nhiều dầu mỡ có thể làm tổn thương nhiều hơn cho các mạch máu ở dạ dày, gây ra xuất huyết.
Trong khi đó, nếu suy thận mãn tính hay do ngộ độc urê thì chức năng đông máu cũng gặp trở ngại. Khi dạ dày bị chảy máu sẽ khó cầm lại, thậm chí có trường hợp nghiêm trọng còn có thể gây ra tử vong.
Nguồn:
https://jbk.familydoctor.com.cn/zz5332/
https://shen.familydoctor.com.cn/a/201709/2282288.html
https://shen.familydoctor.com.cn/a/201302/415500.html
https://shen.familydoctor.com.cn/a/201512/900331.html
https://shen.familydoctor.com.cn/a/201308/506467.html
https://shen.familydoctor.com.cn/a/201312/557646.html
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....