'Bệnh nhân 31' của Hàn Quốc: 'Tôi đau lòng vì đã đi nhiều khiến dịch bệnh lây lan'
Sau khi xuất hiện ca "siêu lây nhiễm" bắt nguồn từ một nhà thờ ở Daegu, đến nay Hàn Quốc đã có ca tử vong thứ 5 vì COVID-19. Hàn Quốc cũng ghi nhận 123 ca nhiễm mới trong ngày 23-2, nâng tổng số ca nhiễm tại quốc gia này lên 556, theo Hãng tin Yonhap.
Trong số 123 ca nhiễm mới, có 75 ca tiếp tục có liên quan đến giáo phái Shincheonji tại thành phố Daegu, phía đông nam Hàn Quốc. Đây cũng là nơi bệnh nhân số 31 của Hàn Quốc, trường hợp "siêu lây nhiễm", đã tham gia các hoạt động tại thánh lễ của Shincheonji.
Người phụ nữ này sống tại Daegu, được xác nhận nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) ngày 18-2. Bà không hề đi ra nước ngoài trong thời gian gần đây, và trước khi được xét nghiệm, bà đã dự một số thánh lễ tại nhà thờ và đến bệnh viện.
Báo JoongAng Ilbo của Hàn Quốc hôm 22-2 đã thực hiện một cuộc phỏng vấn riêng với đối tượng này qua điện thoại, để làm rõ nguyên nhân về thái độ bất hợp tác của người phụ nữ sau khi được chẩn đoán dương tính với SARS-CoV-2.
Theo đó, bệnh nhân “siêu lây nhiễm” cho biết hôm 9-2 và 16-2, bà đã đến nhà thờ giáo phái Shincheonji lúc sáng sớm và ra về trước khi buổi lễ kết thúc. Người này khẳng định bà không ăn uống và hiếm trò chuyện với ai trong buổi lễ.
Khi phóng viên JoongAng Ilbo hỏi ý kiến về lý do nhiễm bệnh của mình, người phụ nữ này trả lời: “Gần đây có một nhóm du khách Trung Quốc đã đến Dongseong-ro, Daegu. Tôi đã đến nhà tắm công cộng ở đó nhưng không tắm cùng họ”.
Người phụ nữ này cũng cho biết hôm 7-2 bà đến bệnh viện tên Han Bang do gặp tai nạn giao thông. Tại đây, bà đã được nhân viên y tế xét nghiệm máu 4 lần và chụp CT. Sau đó vài ngày, bà tiếp tục kiểm tra sức khỏe tại bệnh viện này do có triệu chứng viêm phổi nhưng được nhân viên y tế yêu cầu đến bệnh viện lớn hơn để xét nghiệm.
"Bệnh nhân 31" cũng khẳng định bà không có thái độ bất hợp tác trong việc điều trị bệnh. Người này sau đó lại tiếp tục kiểm tra sức khoẻ ở Trung tâm Y tế công cộng Suseong-gu theo yêu cầu của bác sĩ.
Tại đây, sau khi thực hiện các xét nghiệm và được cách ly thì một y tá trong trung tâm đã thông báo cho bệnh nhân rằng bà được xuất viện. “Bệnh nhân cứ đi về đi”, bà thuật lại lời nói của người y tá.
Tuy nhiên, khi bệnh nhân này đã lên taxi để trở về nhà thì lại nhận được cuộc gọi của trung tâm y tế yêu cầu bà quay lại. Bệnh nhân này hiện tại rất hối hận khi đã di chuyển nhiều nơi trong thời gian bị bệnh.
“Tôi đã nộp điện thoại di động và đồng ý cho chính quyền theo dõi cũng như trả lời chính xác các câu hỏi. Tôi rất đau lòng và lấy làm tiếc khi đã đi ra ngoài khiến dịch bệnh lây lan. Tôi mong mọi chuyện sẽ được giải quyết ổn thỏa”, bệnh nhân số 31 nói với JoongAng Ilbo.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....