Hoài Linh là cái tên vô cùng quen thuộc với khán giả Việt. Từng xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm hài cũng như những gameshow truyền hình nhưng có một khoảng thời gian nam danh hài đột nhiên vắng bóng trong showbiz.

Trước thắc mắc của nhiều khán giả về việc tại sao anh không xuất hiện ở các chương trình trong suốt 1 năm, thậm chí còn bị đồn giải nghệ, nam danh hài đã không ngần ngại chia sẻ ngay.

“Một thời gian tôi vắt sức tham gia các game show để hoàn thành tâm nguyện kiếm tiền dựng nhà thờ tổ. Khi công trình hoàn thành, tôi cần có thời gian nghỉ ngơi, dưỡng sức. Với lại, tôi sợ xuất hiện nhiều quá sẽ bị nhàm chán trong mắt khán giả”, Hoài Linh chia sẻ.  

Danh hài Hoài Linh là gương mặt thân quen và được nhiều khán giả Việt yêu mến.

Nam danh hài vắng bóng một thời gian để xây dưng nhà thờ tổ và chạy chữa căn bệnh rối loạn tiền đình.

Nam danh hài cũng cho biết trong thời gian đó anh cũng phải chạy chữa căn bệnh rối loạn tiền đình. Trong một bài phỏng vấn cuối năm 2019, Hoài Linh từng nói: "Trước đây, có những game show tôi ghi hình từ 10h sáng hôm trước đến 3h sáng hôm sau khiến tôi rất mệt. Thời gian qua tôi tập trung chữa chứng rối loạn tiền đình nên ít có dịp ra ngoài gặp gỡ đồng nghiệp. Ngoài những giờ đi diễn, tôi chỉ quanh quẩn ở nhà thờ tổ tại quận 9, TP HCM".

Thực tế, căn bệnh này đã được Hoài Linh từng tiết lộ trong gameshow Gương mặt thân quen nhí 2. Khi được Đại Nghĩa gợi ý anh nhảy điệu xoay người nhiều vòng thì vị nam giám khảo có chút lưỡng lự: “Thật ra tôi bị rối loạn tiền đình nên không có xoay người nhiều được, chóng mặt là tôi xỉu liền”.

Được biết, căn bệnh rối loạn tiền đình đã gây ảnh hưởng không ít tới sức khỏe của Hoài Linh. Căn bệnh tiền đình khiến Hoài Linh nhiều lần ngất xỉu khi đang làm việc. Với lịch làm việc kín mít giờ giấc cũng không ổn định, cùng với chế độ ăn uống thất thường khiến cho nam danh hài mắc bệnh nặng hơn.

Hình ảnh Hoài Linh mệt mỏi trên sân khấu "Người bí ẩn" khiến khán giả không khỏi xót xa.

Rối loạn tiền đình - bệnh dễ gặp nhưng biến chứng nguy hiểm

Rối loạn tiền đình là một hội chứng gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên hay gặp nhất là ở người trưởng thành. Đặc biệt, rối loạn tiền đình đang ngày càng trẻ hóa do những tác động của môi trường và lối sống.

Rối loạn tiền đình mặc dù chưa gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt, công việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các triệu chứng: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn… có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, khiến người bệnh không thể tập trung làm việc được.

Khi xuất hiện triệu chứng tiền đình, nếu người bệnh cố gắng đi lại thì có thể bị ngã, gây chấn thương, trầy xước da thậm chí là gãy tay, chân, chấn thương sọ não (do đập đầu vào vật cứng/nền đất cứng),...

Biến chứng nguy hiểm nhất của rối loạn tiền đình là gây đột quỵ do máu lên não kém. Vì vậy, khi phát hiện bệnh, người bệnh nên thực hiện điều trị rối loạn tiền đình tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình 

Có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ làm gia tăng hội chứng tiền đình, các nhóm nguyên nhân có thể kể đến do viêm (virus, vi khuẩn, ký sinh trùng…), do chuyển hóa và bệnh lý mạch máu (rối loạn chuyển hóa lipid, xơ vữa mạch máu, đái tháo đường, tăng huyết áp, nhồi máu động mạch…), và do u (chèn ép cơ quan tiền đình)

Nhóm yếu tố nguy cơ quan trọng cũng hết sức lưu ý đó là vấn đề dinh dưỡng, lối sống và môi trường.

- Dinh dưỡng và lối sống sẽ ảnh hưởng đến chuyển hóa hoặc dễ gây viêm nhiễm. Chẳng hạn việc việc sử dụng chất kích thích, các thuốc tâm - thần kinh hoặc rối loạn mỡ máu nó sẽ ảnh hưởng đến việc chuyển hóa tế bào… Từ đó dẫn đến bị xơ vữa mạch máu, hẹp tắc do mảng xơ vữa, cục máu đông… nhất là các mạch máu nhỏ vùng đầu mặt cổ, dẫn đến nhồi máu. Việc không thường xuyên giữ vệ sinh mũi họng sẽ làm tăng nguy cơ viêm vùng tai – mũi – họng, giảm sức đề kháng từ đó làm xuất hiện triệu chứng rối loạn tiền đình.

- Môi trường ô nhiễm, đặc biệt là các loại khói bụi độc hại sẽ gây ra các bệnh lý viêm mũi họng, nếu không điều trị sớm, triệt để, gây viêm hệ thống tiền đình ngoại biên. 

- Làm việc trong môi trường nhiều áp lực, ngồi lâu một chỗ, ít vận động, thậm chí phải ngồi cả buổi hoặc cả ngày trước máy vi tính ở trong phòng máy lạnh... Điều này làm ảnh hưởng đến cột sống, nhất là vùng cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày sẽ dẫn đến thoái hóa cột sống, hẹp lỗ tiếp hợp làm giảm lưu lượng máu của động mạch đốt sống, dẫn đến thiếu máu cung cấp cho vùng tiền đình – tiểu não và gây ra hội chứng tiền đình.

Bên cạnh đó, áp lực không chỉ ở nơi làm việc, nhiều người trẻ còn mang cả nỗi lo về nhà, khiến cho giấc ngủ lúc nào cũng ở trạng thái chập chờn, không sâu, hay trằn trọc và thức giấc. Một số người trẻ bị huyết áp thấp, lại có thói quen nhịn bữa sáng hoặc ăn quá mặn; lười tập thể dục thể thao; uống nhiều rượu, bia và thức uống có ga... Chính những thói quen này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đặc biệt là dễ gây nên chứng rối loạn tiền đình.

Tin liên quan