Bé sơ sinh vừa lọt lòng đã làm việc lạ lùng khiến bác sĩ ngỡ ngàng
Theo truyền thông địa phương đưa tin, cô Tôn đã hạ sinh con trai nặng 3,6kg tại một bệnh viện phụ sản ở Trung Quốc hồi tháng trước. Em bé ra đời với sức khỏe tốt, khóc to và các chỉ số sức khỏe đều bình thường.
Tuy nhiên có một điều bất ngờ là sau khi bác sĩ đặt em bé lên người người mẹ để được da tiếp da, cô Tôn đã nhẹ nhàng vuốt ve lưng bé rồi nói: “Con yêu à, cuối cùng chúng ta cũng gặp nhau rồi!” Ngay khi người mẹ dứt lời, em bé đột nhiên dừng khóc, khuôn mặt dần biến thành nụ cười mỉm và đặc biệt là đôi chân chuyển động như những cú đá lặp đi lặp lại 3 lần.
Nhìn thấy hành động này của bé, chính các bác sĩ vừa đỡ đẻ cũng tò mò. Lúc này, cô Tôn lại vuốt ve con một lần nữa rồi nói lời cưng nựng con, em bé lại gặp lại hành động trên. Và bác sĩ đã phải òa lên: “Cách con chào mẹ thật vô cùng đặc biệt!”
Sau ca sinh mẹ tròn con vuông, chị Tôn chia sẻ đây là thói quen mà vợ chồng chị đã thường xuyên thực hiện trong thai kỳ. Ngay từ tháng thứ 4 mang thai, chị đã tìm hiểu về các phương pháp giáo dục sớm cho con yêu trong bụng. Và khi thai nhi chuyển động mạnh mẽ hơn thì vợ chồng cô lại càng dành nhiều thời gian để trò chuyện, thai giáo với bé.
Bà mẹ trẻ cho biết: “Vợ chồng tôi thường vuốt nhẹ lên bụng bầu và nói lời chào con, khi đó con sẽ đá hoặc huých một vài lần. Cứ như thế thành thói quen, lúc nào muốn trò chuyện cùng con tôi lại vuốt nhẹ lên bụng và gọi bé. Có lẽ bé đã học được thói quen này nên khi ra đời vẫn ghi nhớ.”
Khoa học cũng đã chứng minh có rất nhiều lợi ích khi cha mẹ thường xuyên trò chuyện với thai nhi trong bụng. Em bé đã có thể nghe được âm thanh từ bên ngoài tử cung, đặc biệt là phân biệt được giọng nói người mẹ ngày từ quý thứ 2 thai kỳ. Vì vậy nếu mẹ thường xuyên nói chuyện, kết nối với bé, bé sẽ nhận biết được giọng nói của mẹ và có những phản ứng nhất định.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra khi mẹ thường xuyên giao tiếp với con còn giúp kích thích sự phát triển trí não của trẻ, làm cho thai nhi hoạt động nhiều hơn và rất có lợi cho việc phát triển hệ thần kinh vận động.
Dưới đây là 3 việc mẹ nên làm thường xuyên trong thai kỳ để kết nối với thai nhi và giúp bé phát triển tốt nhất.
Nói chuyện với con
Nhiều mẹ thường nghĩ rằng thai nhi nằm trong bụng thì sao có thể nghe được mẹ nói. Tuy nhiên theo các chuyên gia khoa sản, từ tuần 22-23 thai kỳ, bé đã có thể lắng nghe nhịp tim và tiếng sôi bụng khi đói của mẹ. Bé còn bắt đầu nghe được những âm thanh từ bên ngoài, qua nước ối và tường tử cung.
Nghe được giọng mẹ hàng ngày giúp bé nhanh chóng nhận ra giọng mẹ sau khi chào đời. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, thính giác của bé phát triển tốt ngay từ trong tử cung là để giúp bé bắt đầu kết nối với mẹ từ khi chưa sinh ra. Sau khi chào đời, bé sơ sinh sẽ chú ý tới giọng của mẹ nhiều hơn giọng nói của người khác.
Đáp lại những cú đá của bé
Bạn bắt đầu cảm thấy chuyển động rõ nét của thai nhi ở tuần 18-20, nếu đây là lần mang thai đầu. Phản ứng với những cú đá của bé bằng cách khi bé đá thì mẹ xoa nhẹ bụng và bất ngờ có thể là bé sẽ đá cú thứ hai ở chỗ mẹ vừa xoa.
Tập yoga cho bà bầu
Các lớp học yoga tiền sản là cơ hội thư giãn tuyệt vời cho cả hai mẹ con. Thời gian tốt nhất để bắt đầu tập yoga là trong giai đoạn 2 thai kỳ, sau tuần 14. Các chuyên gia khuyên bạn không nên thử các tư thế của yoga trong 3 tháng đầu.
Cùng với các bài tập nhẹ nhàng, bạn sẽ được học kỹ thuật thở để áp dụng trong giai đoạn chuyển dạ. Yoga cho bà bầu có thể giúp thư giãn tâm trí và cơ thể mẹ, cũng như khiến mẹ cảm nhận rõ ràng chuyển động của con trong bụng.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.