Bé hay gồng cứng người có nguy hiểm hay không?
Đa phần các chị em đều muốn biết nguyên nhân vì sao bé hay gồng cứng người, có khi bé lại khóc lớn không ngừng, điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe hay sự phát triển trong tương lai của trẻ.
Theo các bác sĩ, hiện tượng này khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và đa phần trẻ nào cũng sẽ trải qua dấu hiệu gồng cứng cơ thể với nhiều nguyên nhân khác nhau và mức độ nặng nhẹ cũng không giống nhau. Vì vậy, các chị em đừng vì thế mà quá lo lắng, hãy cùng tìm hiểu lý do qua bài viết này.
1. Tại sao bé hay gồng mình khi quấy khóc hoặc vừa ngủ dậy?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bé có tình trạng như thế. Trong đó phổ biến nhất là những nguyên nhân sau đây:
+ Tác động từ bên ngoài
Các tác nhân bên ngoài được xem là lý do đầu tiên khiến trẻ khóc hoặc gồng cứng người. Tiếng ồn, ánh sáng hay chỗ nằm bị ướt hoặc không được thoải mái. Cũng có thể trẻ đang đói, buồn tiểu, muốn đi nặng. Trong vài trường hợp quần áo, tã lót chật chội hoặc ẩm ướt khiến trẻ khó chịu. Lúc này, các mẹ cần kiểm tra kỹ lưỡng các nguyên nhân này trước khi tìm hiểu những lý do khác.
+ Yếu tố sinh lý của bé
Việc gồng cứng người ở trẻ là điều hết sức bình thường vì đây có thể chỉ là biểu hiện sinh lý tự nhiên do các hoạt động của thần kinh cơ ở trẻ chưa hoàn thiện. Thông thường, trẻ sẽ gồng cứng người trong khoảng 3-5 phút rồi tự khỏi.
Nếu trong lúc con bạn gồng cứng người mà bé cứ khóc mãi hoặc kèm theo nôn mửa, thậm chí kéo theo một thời gian dài bé kén ăn, chậm phát triển thì lời khuyên từ các bác sĩ là hãy mang con bạn đi khám càng sớm càng tốt để kịp thời phát hiện các nguyên nhân từ bệnh lý khác.
+ Có thể trẻ đang thiếu Canxi
Đây cũng được xếp vào một trong các lý do khiến bé hay gồng cứng người. Canxi là một dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ sơ sinh, chúng có tác động to lớn đối với cơ thể người. Nhất là ở trẻ sơ sinh, canxi đóng vai trò trong việc truyền dẫn thần kinh.
Khi bé thiếu lượng Canxi cần thiết thì hệ thần kinh sẽ hoạt động với công suất yếu đi, dẫn đến hoạt động của hệ thần kinh sẽ giảm công suất hoặc bị rối loạn. Do đó, khi con bạn có hiện tượng gồng cứng mình có thể là do hệ thần kinh của trẻ gặp rối loạn bởi thiếu hụt Canxi.
+ Một số bệnh lý khác
Ngoài ra, có thể trẻ đang mắc một số bệnh lý khác khiến con bạn có cảm giác khó chịu, khóc gồng cứng người. Ví dụ như các bệnh lý ở da, côn trùng cắn bé gây cảm giác ngứa ngáy, tổn thương. Làn da của trẻ rất nhạy cảm, vì thế khi có cảm giác bỏng rát hay ngứa đỏ, trẻ sẽ rất khó chịu và phản ứng ngay.
2. Bé hay gồng mình lên gân có sao không?
Khi nào trẻ hay gồng mình lên gân trong lúc ngủ hoặc lúc chơi đùa kèm theo những dấu hiệu sau:
- Trẻ thường xuyên bị khó ngủ, cả ngày lẫn đêm đều không thể ngủ được từ 15 -17 tiếng trong 5-6 tháng đầu.
- Trẻ hay thức giấc nhiều lần vào ban đêm, trẻ hay giật mình, trằn trọc khó ngủ, đổ nhiều mồ hôi, hay nôn trớ, rụng tóc, chậm lên ký trong 3 tháng đầu.
Khi ấy, có đến hơn 90% nguyên nhân là do trẻ đang thiếu vitamin D từ trong bụng mẹ. Và đó cũng là những biểu hiện đầu tiên của tình trạng trẻ bị còi xương. Theo các thống kê, tại Việt Nam cứ 5 trẻ sẽ có ít nhất 1 trẻ bị còi xương và có trên 30% trẻ bị suy dinh dưỡng.
3. Đâu là giải pháp khi trẻ sơ sinh hay gồng cứng người?
Nắm rõ được tình trạng và theo dõi quá trình gồng cứng của con để tìm ra nguyên nhân khiến trẻ gồng cứng người chính là giải pháp quan trọng dành cho các mẹ. Nên xem xét thời gian bé hay gồng cứng chân tay sẽ kéo dài trong bao lâu. Trong lúc đó bé có thêm những dấu hiệu nào khác không và có dấu hiệu nào đặc biệt hơn không.
- Thứ nhất, nếu bé con bạn hay co cứng chân tay thì mẹ nên chú ý xem các tác nhân bên ngoài. Đầu tiên, mẹ nên kiểm tra lại xem chỗ ngủ của bé có thoải mái hay không, ánh sáng có ổn không, xung quanh chỗ con bạn ngủ có ồn ào hay không.
- Hãy xem lại các loại tã lót, quần áo con bạn đang sử dụng có gây ngứa ngáy, tổn thương da của trẻ hay không.
- Nếu tình trạng gồng cứng người ở bé vẫn tiếp diễn, mẹ nên kiểm tra lại thực đơn của bé xem chúng đã cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là Canxi hay không. Các chị em cũng nên biết cách cân đối thực đơn hằng ngày để đảm bảo không thiếu cả những dưỡng chất khác.
- Nếu tình trạng gồng cứng ở trẻ vẫn tiếp tục kéo dài, cùng với đó trẻ có thêm biểu hiện cứ khóc lớn, hay nôn mửa, lâu dài chậm phát triển thì chị em cần mang trẻ đi khám càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân thật sự của tình trạng này là gì.
4. Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh hay gồng cứng mình đi gặp bác sĩ?
Có rất nhiều cha mẹ tin vào những mẹo dân gian và áp dụng để chữa bệnh cho con mình trong khi không tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp chữa gồng cứng mình được truyền miệng trong dân gian thường là: xông hơi, chườm nóng, tẩy lông trên lưng, đắp lá,….
Tuy nhiên, làn da của các bé sơ sinh cực kỳ non nớt cho nên cha mẹ cần nhớ rằng, không được sử dụng bất kỳ “mẹo dân gian” để chữa gồng mình tránh gây ảnh hưởng xấu đến bé. Nếu bạn lo ngại vì chứng gồng mình đến đỏ mặt của con, hãy tìm gặp bác sĩ thay vì chọn những cách dân gian thiếu khoa học như đắp lá hay chườm nóng.
Trẻ gồng mình do hiện tượng hạ canxi máu thường có triệu chứng tăng kích thích thần kinh cơ, hay giật mình, ngủ không yên giấc, khi đó bé sẽ rất dễ bị kích thích tinh thần.
Đặc biệt, các mẹ cần quan tâm đến những vùng da có nếp gấp nằm ở vùng kín, bẹn, bắp tay, chân, cổ của bé,… xem con bạn có bị hăm đỏ, viêm nhiễm hay lở loét không. Nếu như tình trạng giật mình, quấy khóc ở trẻ kèm theo nổi mẩn đỏ, hăm tã thì cha mẹ nên mang bé đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ và tìm ra cách điều trị phù hợp nhất.
Nguy hiểm hơn, nếu bé hay gồng mình kèm theo các triệu chứng sốt cao, bỏ bú thì tuyệt đối cha mẹ không được tự ý dùng các loại thuốc dân gian để thoa cho trẻ mà phải đưa đến bệnh viện khám.
Trẻ sơ sinh sau khi chào đời rất dễ dễ thiếu hụt canxi, đặc biệt là trẻ sinh non. Thiếu canxi sẽ là nguyên nhân hàng đầu khiến bé hay gồng cứng mình, khóc và tỉnh giấc nửa đêm. Tắm nắng cho bé thường xuyên là cách giúp bổ sung canxi tốt nhất. Thời điểm tắm nắng hợp lý trong ngày là khoảng 7h sáng, khi ánh mặt trời còn dịu và thời tiết ấm áp.
Mẹ cũng cần ăn uống đầy đủ, tăng cường các thực phẩm giàu canxi như cá hồi, cá thu, cá ngừ,... hay uống thêm các thực phẩm bổ sung canxi để nguồn sữa có đủ canxi cho bé bú. Đa dạng thực đơn, bổ sung đầy đủ canxi trong sữa mẹ chính là một cách gián tiếp để giúp con bạn hạn chế tình trạng gồng cứng mình.
Trên đây là một số các nguyên nhân khiến bé hay gồng cứng người và các giải pháp giúp mẹ khắc phục cho bé mà bạn có thể tham khảo nếu con bạn cũng có tình trạng tương tự.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...