Bé gái 9 tuổi không thể nói được sau 1 đêm ngủ dậy, bác sĩ cảnh báo căn bệnh bố mẹ không được chủ quan
Bệnh nhân là bé gái 9 tuổi, con chị Đỗ Bích Hà – Thanh Xuân, Hà Nội. Chị cho biết sau khi con gái đi học về bé sốt cao, đau họng và đến sáng ngày hôm sau bé không nói được, họng đau, chảy nước mũi. Khi nội soi phát hiện toàn bộ họng bé phù nề, sưng amidan, bác sĩ cho biết bé bị viêm họng cấp tính. Đây là một căn bệnh thường gặp trong mùa đông.
Không nên chủ quan vì viêm họng có thể gây ra nhiều biến chứng. Bệnh sẽ diễn biến phức tạp, nặng hơn và có thể gây biến chứng thành viêm tai, viêm mũi, viêm xoang hoặc nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi nặng... Nếu bệnh viêm họng là do vi khuẩn nhóm A gây ra, còn có thể dẫn đến thấp tim hoặc viêm cầu thận cấp.
Đối với bệnh lý thấp tim, bác sĩ cho biết bệnh gây tổn thương tim, khớp, thần kinh, da và mô dưới da và thường xảy ra ở trẻ em lứa tuổi học đường, 5-15 tuổi, có cơ địa đặc biệt nhạy cảm với loại vi trùng này.
Triệu chứng viêm họng cấp tính
Bệnh viêm họng cấp thường khởi phát đột ngột, người bệnh thường sốt cao từ 39 - 40 độ C, điển hình là cảm giác nuốt đau, rát họng. Lúc đầu, bệnh nhân có thể chỉ cảm thấy khô nóng trong họng, dần dần hình thành cảm giác đau rát, tăng lên khi nuốt, ho và kể cả khi nói chuyện. Một số người bệnh còn thấy đau tai và đau nhói khi nuốt.
Các triệu chứng kèm theo khi mắc viêm họng cấp là sụt sịt, tắc mũi và chảy nước mũi dịch nhầy, tiếng nói có thể khàn nhẹ, ho khan, 2 amidan viêm to, bề mặt amidan có chất nhầy trong, có khi xuất hiện bựa trắng như nước cháo phủ trên bề mặt, một số có hạch cổ bị sưng.
Trường hợp viêm họng cấp do virus cúm gây ra thì các triệu chứng có xu hướng khá nặng gồm: nhức đầu, đau rát họng, xuất huyết ở thành sau họng. Trường hợp viêm họng cấp do virus APC (Adeno Pharyngo Conjunctival) thì kèm theo xuất tiết mũi, niêm mạc họng đỏ, viêm màng tiếp hợp và sưng hạch cổ rõ. Tuy nhiên, các trường hợp viêm họng cấp do virus hiện nay thường gặp không ít khó khăn khi xác định loại virus gây bệnh.
Nguyên tắc điều trị viêm họng cấp tính
Nguyên tắc điều trị hiệu quả nhất đó là điều trị dựa vào nguyên nhân gây bệnh, trong trường hợp xác định được loại vi khuẩn và có kết quả của kháng sinh đồ thì nên lựa chọn kháng sinh điều trị thích hợp với tuổi, tình trạng bệnh và đặc điểm của kháng sinh.
Việc dùng thuốc để điều trị trong trường hợp cấp tính cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, không tự động mua thuốc để chữa bệnh cho bản thân mình và người nhà vì nếu nguyên nhân là do virus sẽ không cần dùng kháng sinh để điều trị. Bác sĩ thường chỉ định thêm các thuốc điều trị triệu chứng để giảm khó chịu cho bệnh nhân.
Khi bị viêm họng nên ăn những thức ăn mềm như ngũ cốc, soup, khoai tây nghiền và sữa chua. Đồng thời, người bệnh không nên ăn cay, thực phẩm cứng để tránh gây kích thích cổ họng đang bị viêm. Để giảm đau họng khi mắc viêm họng do liên cầu khuẩn, bệnh nhân nên súc miệng bằng nước muối, xông mũi bằng nước ấm vài lần/ngày, chườm ấm vùng cổ họng bằng túi chườm chuyên dụng hoặc khăn thấm nước nóng.
Phòng ngừa viêm họng cấp
Để phòng ngừa viêm họng cấp và các biến chứng nguy hiểm, chúng ta cần vệ sinh răng miệng, họng, mũi thường xuyên và hàng ngày. Cần đánh răng sau khi ăn và trước, sau khi ngủ dậy làm sao tạo thành một thói quen, nhất là đối với trẻ em. Nên tắm bằng nước ấm trong những ngày thời tiết chuyển mùa, nhất là với những người mắc bệnh viêm họng tái đi tái lại nhiều lần. Không nên ngồi trước quạt hoặc trong phòng điều hòa lạnh đột ngột sau khi tắm xong.
Khi phát hiện bị viêm họng cấp với các biểu hiện nặng (sốt cao, đau họng nặng) nên đi khám ngay, tốt nhất là khám chuyên khoa tai mũi họng hoặc phòng khám đa khoa để nhanh chóng xác định bệnh và điều trị ngay từ những ngày đầu, không nên để bệnh kéo dài nhiều ngày, không nên tự chẩn đoán bệnh, không dùng theo đơn thuốc cũ hoặc tự mua thuốc để điều trị vì có nguy cơ dẫn đến một số biến chứng không đáng có xảy ra.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...