Bé đi ngoài ra nước biểu hiện của bệnh gì?

Có nhiều nguyên nhân khiến bé đi ngoài có nước, nhưng nếu lượng nước nhiều thì về cơ bản bé con của bạn đã bị tiêu chảy cấp.

Nguyên nhân chính gây nên tiêu chảy cấp ở trẻ là do vi khuẩn hoặc virut. Các yếu tố thuận lợi như trẻ nhỏ, hoàn cảnh sống chật chội, ăn uống không phù hợp với trẻ lại mất vệ sinh, sự biến đổi của khí hậu làm cho bệnh dễ phát sinh.

Bé bị tiêu chảy cấp đi ngoài ra nước

Các triệu chứng thường gặp bao gồm đi ngoài phân lỏng nhiều nước trên 3 lần/ngày, có thể tới 9 - 10 lần hoặc hơn; nôn (trẻ có thể nôn một vài lần/ngày, cũng có trẻ nôn liên tục tự nhiên hoặc sau khi ăn uống vì thế làm cho trẻ mất nước và chất điện giải nhanh); sốt nhẹ hoặc sốt vừa, rất hiếm gặp trường hợp sốt cao. Các triệu chứng trên khiến trẻ mệt mỏi, có dấu hiệu mất nước từ nhẹ tới vừa như môi khô, khát nước, da khô nếp nhăn lâu mất, đi tiểu ít, khóc không có nước mắt...

Bé đi ngoài ra nước phải làm sao?

- Ngay khi trẻ bị tiêu chảy cần cho trẻ uống bù nước, tốt nhất là uống oresol (nhớ pha theo đúng chỉ định trên bao bì). Cho trẻ uống từ từ từng muỗng cho tới khi hết khát. Nếu trong 24 giờ không uống hết lượng dung dịch đã pha thì đổ đi pha đợt khác vì dung dịch đã pha sẽ bị hỏng.
- Bổ sung ngay men vi sinh cho trẻ: Men vi sinh giúp cung cấp hệ vi khuẩn có lợi với các lợi ích sau:
- Các vi khuẩn có lợi sẽ nhanh chóng thiết lập sự cân bằng của hệ vi sinh đường tiêu hóa, giúp tăng sức đề kháng của hệ tiêu hóa, đấu tranh để kìm hãm sự phát triển của các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,…. Điều này giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.

Nên đưa bé đi khám để kịp thời điều trị

- Nếu trẻ bị tiêu chảy đến ngày thứ 3 sẽ gây ra tình trạng bất dung nạp đường Lactose thứ phát. Điều này thường làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy và là một trong những lý do gây ra tình trạng tiêu chảy kéo dài ở trẻ. Bổ sung sớm men vi sinh có khả năng tiêu hóa đường Lactose sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng này.

Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ khi có những triệu chứng như:

Tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày mà không thuyên giảm.
Phân bé có lẫn máu. Máu có thể màu đỏ tươi, hồng, hoặc nâu đen lẫn nhầy như mũi.
Bụng đau khi sờ ấn.
Nôn ói nhiều, không thể cho ăn uống được.
Có dấu hiệu mất nước nặng như da nhăn, mắt lõm, khóc không có nước mắt, thóp lõm, tiểu ít, bé lừ đừ, da nổi bông…
Trẻ kèm theo sốt cao.