Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum vừa tiếp nhận bệnh nhi N.N.B.T (7 tháng tuổi, trú tại Đăk Hà, Kon Tum), sinh ra với căn bệnh teo ruột non bẩm sinh, bệnh nhi được bệnh viện điều trị tích cực và phẫu thuật cắt 40cm đoạn ruột bị teo để cứu sống.

Bệnh nhi N.N.B.T (7 tháng tuổi, trú tại Đăk Hà, Kon Tum), sinh ra với căn bệnh teo ruột non bẩm sinh. Ảnh nguồn: Internet

Bệnh nhi hơn 7 tháng tuổi nhưng chỉ nặng có 3,4 kg, cao 52cm, tương đương một bé sơ sinh. Bệnh nhi chưa biết lật, vòng đầu teo nhỏ ảnh hưởng phát triển trí não. Vì suy dinh dưỡng nên bệnh nhân nhi ốm liên tục, nhập viện nhiều lần. Lần nhập viện này, các bác sĩ chẩn đoán: Bệnh nhi bị tiêu chảy nhiễm trùng, viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết trên thể trạng suy dinh dưỡng rất nặng.

Triệu chứng của bệnh teo ruột non

Bệnh teo ruột non (tiếng Anh là Intestinal atresia) là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả tắc nghẽn hoàn toàn hoặc tắc nghẽn bất cứ vị trí nào trong ruột non. Mặc dù bệnh lý này có thể xảy ra đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa, nhưng ruột non thường là vị trí thường hay xảy ra nhất.

Tần số, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán ở mỗi bệnh nhi sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí đường ruột bị teo.

Ruột non được chia thành ba phần chính: tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng. Teo ruột bẩm sinh thường được phân loại dựa theo vị trí bị teo, tắc hoặc hẹp. Ví dụ, tắc tá tràng bẩm sinh, tắc hỗng tràng bẩm sinh và tắc hồi tràng bẩm sinh.

Tắc tá tràng bẩm sinh có thể đi kèm với dị tật đường ruột, thoát vị hoặc khiếm khuyết thành bụng bóp nghẹt ruột non và làm gián đoạn lượng cung cấp máu cho ruột. Khoảng một nửa số trẻ sơ sinh bị tắc tá tràng sinh non và hơn 30 phần trăm mắc hội chứng Down. Từ 50 đến 75% trẻ có những bất thường ảnh hưởng đến các bộ phận khác của hệ thống tiêu hóa, tim hoặc thận.

Nếu trẻ sơ sinh mắc bệnh teo ruột non và dẫn tới tắc ruột, thì các triệu chứng sẽ được phát hiện trong vòng một hoặc hai ngày sau khi sinh như:

Nôn cũng là một biểu hiện của teo ruột non. Ảnh minh họa: Internet

- Trẻ không chịu bú.

- Trẻ bị nôn.

- Bụng trẻ phình to.

Nguyên nhân của teo ruột non

Các chuyên gia tin rằng nguyên nhân của bệnh teo ruột non là do nguồn cung cấp máu đến ruột của thai nhi không đủ trong quá trình phát triển. Bệnh này có xu hướng liên quan đến di truyền, mặc dù nguyên nhân di truyền cụ thể vẫn chưa các nhà khoa học chứng minh đầy đủ.

Điều trị teo ruột non

Phẫu thuật thường là lựa chọn tốt nhất để điều trị teo ruột non cũng như tắc nghẽn đường ruột. Trong khi phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật sẽ phải mở bụng và loại bỏ phần ruột bị bệnh lý như hoại tử, giãn. Đồng thời, bác sĩ sẽ cố gắng giữ càng nhiều ruột khỏe mạnh càng tốt và sau đó, bác sĩ sẽ kết nối lại ruột của trẻ.

Phẫu thuật thường là lựa chọn tốt nhất để điều trị teo ruột non cũng như tắc nghẽn đường ruột. Ảnh minh họa: Internet

Sau phẫu thuật, trẻ sẽ được nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch cho đến khi thời điểm bác sĩ cho phép trẻ ăn bằng đường miệng. Tuy nhiên, quá trình này sẽ diễn ra từ từ, bằng cách giảm lượng dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch và tăng dần cho bú và cuối cùng là bú hoàn toàn.