Bé 2 tháng tuổi 3 ngày không đi ngoài có đáng lo?
Em bé mới 2 tháng tuổi không thể nói cho bạn biết rằng có đang gặp khó khăn về vấn đề vệ sinh hay không nên thật dễ dàng nhiều bà mẹ trẻ hiểu lầm bé 2 tháng tuổi 3 ngày không đi ngoài là đang bị táo bón. Nhưng với một số thông tin cơ bản về sự tiêu hóa của bé dưới 4 tháng tuổi dưới đây sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức hữu ích về chăm sóc và nuôi dạy con, cụ thể là về vấn đề vệ sinh của bé.
Bé 2 tháng tuổi 3 ngày không đi ngoài có sao không?
1, Những lý do khiến bé 2 tháng tuổi 3 ngày không đi ngoài?
Nhiều bố mẹ khá lo lắng về việc bé nhà mình 2 tháng tuổi 3 ngày không đi ngoài, băn khoăn bé có đang gặp vấn đề nào về tiêu hóa hay không, nhưng thật ra nó là một dấu hiệu hoàn toàn bình thường và phổ biến, rất nhiều bé gặp phải.
Trẻ sơ sinh lâu không đi ngoài mẹ phải làm gì?
Lý do thường gặp nhất cho việc bé 2 tháng tuổi 3 ngày không đi ngoài với những bé đang bú sữa mẹ hoàn toàn là vì sữa mẹ rất bổ dưỡng, dễ tiêu nên cơ thể bé trực tiếp hấp thụ hầu như tất cả và chỉ có một ít cần phải thông qua đường tiêu hóa mới hấp thụ được. Trẻ 2 tháng tuổi bú gần như hấp thụ hết dinh dưỡng nên không có gì để thải ra ngoài, dẫn đến thời gian đi vệ sinh của bé có thể cách nhau từ 3-5 ngày, thậm chí không phải chỉ 3 ngày mà đã có trường hợp ghi nhận là từ 8-11 ngày.
Với bé uống sữa công thức, vốn khó tiêu hơn so với sữa mẹ nên thời gian đi ngoài cũng cách nhau từ 1-2 ngày, có thể là đến 3 ngày, phân bé cũng rắn và nặng mùi hơn so với bé bú sữa mẹ.
Ngoài ra còn có một số lý do khác khiến bé lâu đi ngoài như sau:
- Hệ thống đường ruột của bé dài hơn bình thường, do cơ địa tự nhiên của đường ruột kết hợp với phản xạ đi ngoài của bé gặp trục trặc (do hệ thống tiêu hóa đang hoàn thiện dần) dẫn đến tình trạng bé 2 tháng tuổi 3 ngày không đi ngoài.
- Hệ thống tiêu hóa của bé đang phát triển, nên bé sẽ cần tích nhiều hơn mới có thể đi vệ sinh, kèm theo cơ bụng bé thời điểm này vẫn chưa được khỏe nên bé sẽ lâu đi vệ sinh hơn.
- Bé bú kém, ít bú sữa mẹ cũng là một trong những nguyên do khiến bé ít đi ngoài.
- Bé vừa bị ốm sốt, mất nước nên bé cũng sẽ lười đi vệ sinh hơn bình thường.
- Do ảnh hưởng tác động của thuốc bé đang sử dụng sẽ khiến thời gian đi vệ sinh của bé xa nhau hơn.
- Có thể do ảnh hưởng của các cơ trong ruột không hoạt động hoặc có tắc nghẽn ở đường tiêu hóa, dấu hiệu này sẽ kèm theo các dấu hiệu khóc thét (do bé bị đau), bụng bé cứng, sưng to, có thể có sốt nhẹ, trong trường hợp này thì phải đưa bé đi khám bác sĩ ngay.
- Bé 2 tháng tuổi 3 ngày không đi ngoài có thể là dấu hiệu của việc bé bị táo bón, ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng nhiều đạm, ít chất xơ.
Nhìn chung, bố mẹ cần nhớ rằng: Thời gian bé đi vệ sinh giữa các lần có thể cách xa nhau, thay đổi đột ngột tự nhiên thưa hơn so với bình thường nhưng phân bé vẫn có màu vàng tươi, mềm dẻo, bé không gặp đau đớn hay khó khăn nào trong suốt quá trình đi ngoài, không khóc, khó chịu, quấy, bé không xì hơi nhiều lần trong ngày, vẫn ăn uống và vui chơi khỏe mạnh thì bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm, bé chưa có ý thức đi vệ sinh chủ động nên bé 2 tháng tuổi 3 ngày không đi ngoài là do chưa có nhu cầu.
2, Táo bón ở trẻ sơ sinh
Việc bé 2 tháng tuổi 3 ngày không đi ngoài thì một trong những lý do phổ biến nhất, mà cũng khiến nhiều bố mẹ nghĩ đến đầu tiên chính là táo bón ở trẻ sơ sinh. Do đó, bố mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu táo bón để xác định tình hình chính xác nhất.
Khi bị táo bón, trẻ hay nhăn mặt, gồng cứng bụng để rặn
a, Dấu hiệu táo bón ở trẻ 2 tháng tuổi:
- Bụng cứng và bé xì hơi liên tục
- Khi đi vệ sinh phải rặn kèm vẻ khó chịu, đau, thậm chí là khóc quấy, bé gồng đỏ cả mặt nhưng phân không ra không ra rất ít.
- Phân cứng, màu đen, vón cục rắn, có thể có lẫn tơ máu
b, Mẹo để giảm táo bón cho bé
- Nếu đang cho bé uống sữa công thức, hãy thử một loại sữa công thức khác sau khi đưa bé đi khám bác sĩ.
- Ngâm mông bé vào nước ấm và mát xa bụng bé để kích thích nhu động ruột.
- Tiến hành mát xa vùng bụng cho bé ít nhất ngày 3 lần, đặc biệt là vùng cách rốn 5cm, phần bụng dưới bên trái, đây chính là chỗ của đại tràng, mát xa sẽ kích thích cơ đại tràng co bóp hơn.
- Mẹ ăn nhiều rau, uống nhiều nước, cải thiện chế độ dinh dưỡng để sữa "mát" hơn cho bé.
- Tăng cữ bú nhiều hơn, bổ sung nước cho bé.
Nếu sau khi áp dụng các cách trên mà không được cải thiện nên đưa bé đi khám bác sĩ sớm, bố mẹ không nên tự ý áp dụng các phương pháp như thụt tháo hay dùng thuốc đạn khi chưa có sự chỉ đạo bác sĩ.
Bé 2 tháng tuổi 3 ngày không đi ngoài, thậm chí là một tuần không đi ngoài cũng vẫn không sao, nếu phân bé vẫn mềm, dẻo, màu sắc vàng tươi bình thường. Nếu bé kèm theo các dấu hiệu quấy khóc, sốt, bụng cứng, xì hơi thì nên đưa đến bệnh viện để kiểm tra các dấu hiệu bệnh lý khác.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh viễn vì loại đồ ăn được giới trẻ cực ưa chuộng.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình để có cách chữa giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia đình và mặc dù không có cách tiếp cận chung nào cho tất cả nhưng các bậc cha mẹ thành công thường có những đặc điểm chung nhất định trong việc nuôi dạy con cái.
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở trong nhà, dán mắt vào màn hình hơn là chơi bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù công nghệ có những ưu điểm nhưng vui chơi ngoài trời rất cần thiết cho sự phát triển về thể chất, tinh thần và cảm xúc của trẻ.