Bát vừa rửa xong đã mang khăn lau sạch, lỗi sai tai hại nhưng ai cũng tưởng đúng
1. Sai lầm khi rửa bát
Ngâm bát đũa lâu mới rửa
Sau khi ăn cơm xong, rất nhiều người không muốn rửa bát ngay, mà ngâm tất cả bát đũa vào trong chậu. Không ngờ, hành động này lại đang nuôi dưỡng vi khuẩn. Khoảng thời gian thích hợp để vi khuẩn xâm nhập vào bát đĩa là trong khoảng từ 1 đến 4 tiếng sau khi ăn. Nội trong vòng từ 8-18 tiếng, vi khuẩn bắt đầu sinh sôi nhanh chóng.
Nếu cứ sau 20 phút, 1 vi khuẩn lại phân tách thành 8, thì sau 10 giờ vi khuẩn có thể phân tách thành hơn 1 tỷ vi khuẩn. Vì vậy, các bộ đồ ăn đã được sử dụng, không nên ngâm.
Dùng khăn lau khô bát đũa ngay sau khi rửa
Theo các chuyên gia, khi rửa bát thông thường chỉ rửa sạch được thức ăn và dầu mỡ nhưng vi khuẩn thì khó có thể làm sạch được. Cộng thêm những sai lầm cơ bản của nhiều người lại khiến cho vi khuẩn có cơ hội "lộng hành" hơn.
Cụ thể, trong một cuộc điều tra về vệ sinh nhà bếp gia đình do Hiệp hội y tế dự phòng Trung Quốc tổ chức phát hiện thấy số lượng vi khuẩn trong khăn rửa bát rất cao. Trong đó có các vi khuẩn E.coli, tụ cầu khuẩn Staphuloccocus, nấm Candida Albicans, nấm Candida albicans, vi khuẩn Salmonella và 19 loại vi khuẩn gây bệnh.
Kết quả kiểm tra ở Bắc Kinh, Thượng Hải (Trung Quốc) cũng cho thấy, tổng số vi khuẩn cao nhất trên khăn rửa bát ước tính khoảng 500 tỉ con. Các vi sinh vật này có thể lây lan qua đồ ăn rồi từ đó xâm nhập vào cơ thể, gây ra các chứng bệnh liên quan.
Vì thế sau khi rửa các gia đình nên đặt bát đũa ở nơi thoáng mát, để úp ráo nước. Nếu muốn lau khô chén đĩa sau khi làm sạch bạn nên đảm bảo khăn sạch, được giặt giũ, tiệt trùng và phơi khô hằng ngày, tuyệt đối không sử dụng một chiếc khăn lau đi lau lại nhiều ngày mà không giặt
Khăn lau chén đĩa xong cần giặt ngay và phơi khô trước khi sử dụng tiếp. Không dùng khăn lau chén đĩa vào các mục đích lau chùi khác.
Cho nước tẩy rửa trực tiếp vào bát đĩa
Một số người nghĩ rằng chất tẩy rửa cho trực tiếp vào bát đĩa sẽ giúp tẩy sạch dầu mỡ hiệu quả hơn, nhưng điều này không chỉ gây lãng phí rất nhiều nước mà còn lạm dụng chất tẩy rửa. Một khi rửa không sạch, sẽ khiến cho chấy tẩy rửa vẫn còn sót lại trên bát đĩa. Khi sử dụng sẽ khiến các chất tẩy rửa xâm nhập vào cơ thể, gây khó chịu đường tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng,...
Để bát đũa ẩm
Sau khi rửa chén, nhiều người đã không đợi bát đĩa khô mà trực tiếp để vào trong tủ. Thói quen này sẽ dễ gây ô nhiễm thứ cấp cho bộ đồ ăn và thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Thói quen rửa đũa sai lầm 90% mọi người mắc
Chắc chắn phần lớn mọi người có thói quen khi rửa sẽ cầm một bó đũa và chà xát chúng lại với nhau vì nghĩ rằng cách làm này vừa nhanh, tiện lợi lại sạch sẽ.
Tuy nhiên thực tế cách rửa đũa như vậy sẽ làm hỏng lớp bảo vệ bên ngoài của đũa, vô tình tạo ra những vết nứt nhỏ khiến bề mặt của chúng dần trở nên thô ráp, dễ trở thành môi trường cho các vi sinh vật sản sinh.
2. Những lưu ý khi rửa bát đũa
- Để chén đĩa khô đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì sau khi rửa sạch với nước rửa chén, bạn xả qua với nước nhiều lần rồi lật úp chén đĩa để nước bên trong chén đĩa chảy ra ngoài, sau đó bạn mới cất lên kệ bếp.
- Vị trí kệ đặt chén nên ở trên cao hoặc vị trí khô ráo, sạch sẽ, không đặt chén đĩa ở kệ bẩn, lắp đặt ở nơi ẩm ướt, dơ dáy.
- Lưu ý là không đặt chồng nhiều chén đĩa sát vào nhau, nên tạo 1 khoảng cách nhất định giữa các chén đĩa, đặc biệt với chén đĩa bằng kim loại, có cùng kích cỡ, nếu đặt chồng chúng lên nhau không những bị hiện tượng đọng nước bên trong chén, mà các chén còn dính chặt vào nhau, rất khó gỡ ra.
- Không đặt ngửa chén đĩa sau khi rửa vì khi đặt như vậy, chén sẽ không nhanh ráo nước, các côn trùng dễ chui vào chén đĩa, gây mất vệ sinh.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không ngờ. Tuy nhiên, đội như thế nào, chất liệu mũ ra sao cũng cần đặc biệt chú ý.
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn so với các nước Âu Mỹ nhưng tỷ lệ gãy xương lại tương đối thấp.
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được. Tuy nhiên, bạn luôn có thể ngăn chặn điều đó. Với mẹo tránh 7 sai lầm trong chế độ ăn uống dưới đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhé!