Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ Việt Nam 2018, cha mẹ cần xem ngay!
Chiều cao, cân nặng của trẻ trong những năm đầu đời vô cùng quan trọng. Nó đánh giá phần nào sự phát triển bình thường của trẻ. Vì thế, ngay từ khi chào đời, bé đã được các bác sĩ đo chiều cao, cân nặng trung bình.
Trong những năm tháng sau đó, dù nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa công thức, ăn dặm hay trưởng thành hơn, cha mẹ cũng cần thường xuyên theo dõi chiều cao cân nặng của bé.
Theo dõi chiều cao cân nặng cho con như thế nào?
Theo tư vấn từ Ths. Bs. Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm giáo dục truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia:
- Phụ huynh chỉ cần theo dõi cân nặng, chiều cao của con một cách rất đơn giản với 2 dụng cụ là cân và thước.
- Nên theo dõi 1 lần/ tháng vào 1 ngày nhất định, cân trước khi ăn hoặc sau ăn để có số liệu chính xác.
- Chỉ mặc quần áo mỏng hoặc trừ quần áo, với trẻ <24 tháng tuổi đo chiều dài nằm và ≥ 24 tháng tuổi đo chiều cao đứng.
Hướng dẫn chi tiết cách đo chiều cao (chiều dài) cho bé:
- Đối với các bé nhỏ mẹ đặt bé nằm thẳng trên giường và dùng thước dây đo chiều dài từ đỉnh đầu của bé đến gót chân.
- Với những bé lớn hơn mẹ có thể yêu cầu con đứng cạnh tường hoặc cột nhà và vạch 1 đường trên tường. Sau đó dùng thước dây hoặc thước cuộn đo lại.
Hướng dẫn chi tiết cách đo cân nặng cho con:
- Cho bé đi đại hoặc tiểu tiện trước khi cân.
- Cởi bỏ áo khoác hoặc giày dép và những vật dụng có trọng lượng trước khi cho bé đứng lên cân.
- Với các bé nhỏ, cha mẹ nên đặt bé nằm ngửa hoặc cho bé nằm vào thùng giấy để dễ cân. Sau đó mẹ cân lại thùng giấy và trừ đi là được.
Dưới đây là chi tiết chuẩn chiều cao (cm), cân nặng (kg) của trẻ em Việt Nam 2018 dưới 5 tuổi được bác sĩ Lê Quang Hào – Trung tâm Khám và tư vấn Dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Hà Nội chia sẻ. Bảng được dựa vào chuẩn tăng trưởng của WHO 2007 và hiện đang được áp dụng cho các bé Việt Nam trong năm nay.
BẢNG CHIỀU CAO, CÂN NẶNG CHUẨN CỦA TRẺ TRAI VIỆT NAM 2018 DƯỚI 5 TUỔI
Chỉ cần chiều cao, cân nặng của bé nằm trong vùng M (trung bình) là được. Nếu thuộc khu vực 2SD cân nặng (chiều cao) của bé cao hơn (thấp hơn) so với tuổi.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...