Bài thuốc trị chàm da
Nguyên nhân chính là do âm dương, khí huyết mất cân bằng, hoạt động của tạng phủ rối loạn...
Trên lâm sàng Đông y thường chia bệnh chàm thành 4 thể: thấp nhiệt, phong nhiệt, tỳ hư thấp trệ, tỳ hư thấp táo. Sau đây là các bài thuốc trị theo từng thể.
Thể thấp nhiệt: Bệnh phát nhanh, vết chàm đỏ hồng, nóng rát, có mụn nước li ti, loét chảy nước vàng, ngứa gãi không đỡ kèm theo sốt, sưng hạch, miệng khát, đại tiện phân khổ, nước tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc vàng nhớt...
Thuốc sắc uống: thổ phục linh 16g, khổ sâm lá 12g, vỏ núc nác 12g, hạ khô thảo 12g, nhân trần 20g, dây kim ngân 16g, ké đầu ngựa (sao vàng) 12g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống lúc đói.
Thuốc bôi ngoài: xuyên tâm liên, ngũ bội tử, hai thứ liều lượng bằng nhau, tán bột, trộn với dầu vừng, bôi vào chỗ có bệnh, ngày bôi 3 - 4 lần.
Thể phong nhiệt: bệnh phát nhanh, thường xuất hiện ở nhiều vị trí cùng một lúc, da hơi đỏ, ngứa, gãi vào chảy nước vàng, ít loét.
Thuốc sắc uống: kinh giới 12g, sinh địa 12g, thuyền thoái 6g, kê huyết đằng 12g, khổ sâm 12g, thạch cao 20g, mộc thông 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống lúc đói.
Thuốc bôi ngoài: dùng bài thuốc như thể thấp nhiệt.
Thể tỳ hư thấp trệ: bệnh phát từ từ, vết chàm hơi hồng, ngứa, gãi vào chảy nước vàng; lâu ngày da có thể dầy cộm lên, bong vẩy. Kèm theo các triệu chứng: người mệt mỏi, đầy bụng, chán ăn, tiêu hóa kém, đại tiện lỏng; chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch nhỏ yếu.
Thuốc sắc uống: thương truật (sao) 12g, bạch truật (sao) 12g, ý dĩ nhân 16g, thổ phục linh 12g, trạch tả 8g, hậu phác 8g, trần bì 8g, xuyên tâm liên 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống lúc đói.
Thuốc rửa: có thể sử dụng một trong các bài:
Bài 1: xà sàng tử 30g, khổ sâm lá 30g, nước 1.000ml. Cho thuốc vào nồi sắc còn 500ml, dùng nước này để rửa nơi tổn thương. Dùng gạc hoặc bông thấm nước thuốc rửa kỹ các vết chàm. Ngày rửa 2-3 lần, nếu thuốc nguội cần hâm lại cho ấm.
Bài 2: thủy xương bồ 30g, khổ sâm lá 30g. Cách sắc và dùng như bài trên.
Bài 3: xà sàng tử 30g, xuyên tâm liên 30g, ké đầu ngựa 30g. Cách sắc và dùng như bài trên.
Thể tỳ hư huyết táo: Bệnh hay xuất hiện ở đầu, mặt, cổ chân, cổ tay, khuỷu tay, đầu gối. Tại vết chàm da sạm đen hoặc nâu đỏ, dày cộm, thô, khô, ngứa, nổi cục, đôi khi có mụn nước. Kèm theo miệng háo mà không muốn uống nước, bụng đầy kém ăn, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch nhỏ li ti.
Thuốc sắc uống: thục địa 16g, sinh địa 16g, đương quy 12g, bạch thược 12g, thương truật 12g, kê huyết đằng 12g, kinh giới 16g, phòng phong 12g, xuyên tâm liên 8g, thuyền thoái 6g. Sắc uống lúc đói.
Thuốc rửa: lá vối tươi 100g, lá kinh giới tươi 100g. Cho thuốc vào nồi, đổ ngập nước, đun sôi rửa vết chàm.
Kết hợp ăn cháo: hạt ý dĩ 30g, gạo tẻ 50-100g. Nấu ăn trong ngày.
Có phải phụ nữ ngực to do động chạm nhiều? Nam giới càng làm một việc này chị em càng...
Có tin đồn ngực phụ nữ có thể to hơn nhờ massage hoặc xoa bóp nhiều khi quan hệ, điều này liệu có chính xác?
Thử ăn 4 thứ được đồn tạo mùi "vùng kín", cặp uyên ương nhận được kết quả bất ngờ khi...
Mặc dù không có nghiên cứu khoa học chính xác nào khẳng định rằng ăn uống có thể làm thay đổi mùi vị của "vùng kín" nhưng điều đó vẫn không ngăn được vô số tin đồn và suy đoán, chẳng hạn ăn dứa khiến "vùng kín" thơm như trái cây còn ăn tỏi sẽ gây ra mùi vì khó chịu.
Người vợ Sài Gòn 10 năm chưa biết "lên mây" là gì, mỗi lần quan hệ đều ám ảnh nghe...
Mỗi lần gần gũi đều thấy nhạt và chẳng hề biết đến cảm giác đạt đỉnh là gì nhưng khi chồng hỏi "em khoái không", chị Oanh lại gật đầu lia lịa.
6 nguyên nhân phổ biến khiến quý ông dễ bị xuất tinh sớm
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến xuất tinh sớm. Một số nam giới có thể dễ mắc bệnh này hơn do di truyền trong khi những người khác có thể do lối sống hoặc do yếu tố tâm lý. Biết được những yếu tố nguy cơ sẽ giúp giảm thiểu tình trạng này ở các quý ông.