Theo y học cổ truyền, phèn chua có vị chua, tính hàn, không độc, vào kinh tỳ, có tác dụng táo thấp, giải độc, sát trùng, làm hết ngứa, thường dùng chữa một số bệnh ngoài da như: hắc lào, chốc, nước ăn chân,...

Phèn chua còn có tên khác là sinh phàn, khô phàn, minh phàn, phàn thạch... là loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, cũng có thể trong hay hơi đục, tan trong nước. Trong y học cổ truyền, phèn chua thường được sử dụng chữa bệnh như sau:

Chữa hắc lào, chốc đầu

Phèn chua có thể chữa hắc lào và chứng chốc đầu.

Phèn chua phi 4 phần, hàn the nung 1 phần. Hai vị tán nhỏ, rây mịn, trộn đều, cho vào lọ đậy kín, dùng dần. Khi dùng rửa sạch vùng da bị tổn thương, chấm nước lá trầu không, sau đó rắc thuốc bột trên lên ngày hai lần cho đến khi khỏi hẳn.

Trị nước ăn chân

Dùng một cục phèn chua nhỏ ngâm với một ít nước cho tan ra rồi ngâm chân, sau đó lau khô. Phèn chua có tác dụng làm khô, chống ngứa và sát trùng, trị nước ăn chân rất tốt. Nên giữ chân luôn khô ráo, không lội nước bẩn bệnh sẽ nhanh khỏi.

Khử mùi hôi chân do đi giày nhiều, ra nhiều mồ hôi chân

Tán phèn chua thành bột, rửa sạch chân, lau khô rồi xoa thuốc lên lòng bàn chân và các kẽ ngón chân. Làm thường xuyên sẽ giúp bàn chân luôn khô ráo và gây mùi khó chịu.

Trị trúng phong cấm khẩu 

Dùng bạch phàn 1 lượng (40g), tạo giác 5 chỉ (20g), tán bột riêng từng vị, sau đó trộn đều với nhau. Mỗi lần uống 1 chỉ (tức 3,75g hay lấy tròn 4g) chiêu với nước sôi để nguội. Uống dần đờm ra, bệnh sẽ lui. 2. Trị nhức đầu không muốn ăn do đờm kết Lấy bạch phàn 1 lượng (40g), cho vào 2 bát nước, sắc còn lại 1 bát, trộn với mật ong uống sẽ nôn đờm ra, nếu chưa nôn được cần uống thêm nước cho nôn ra.