Qua mỗi giai đoạn trong thời kỳ mang thai, cảm giác đau nhức do bại hông sẽ tăng dần lên. Do đó, khi bị chứng này, mẹ bầu thường rất lười đi lại, vì càng di chuyển nhiều, mẹ bầu càng đau.

Bại hông ở phụ nữ mang thai xuất hiện ở tháng thứ mấy?

Hiện tượng bại hông ở phụ nữ mang thai gây cảm giác khó chịu ở vùng xương chậu là “tác dụng phụ” thông thường của việc mang thai. Ở mỗi người, hiện tượng này bắt đầu vào những quảng thời gian mang thai khác nhau. Có nhiều người cảm thấy bị đau hông ngay từ tháng 3, thứ 4 của thai kỳ. Nhiều mẹ bị bại hông nặng phải vịn tường để đi, khi ngủ muốn trở mình thì phải nhờ chồng đỡ.

Có chị em ngay từ tháng thứ 3 thai kỳ đã bị bại hông. Ảnh internet

Những cũng có những người mãi đến từ tuần 36 của thai kỳ, khi bé đã xoay đầu và ở vị trí thấp nhất, sẵn sàng chào đời, thì mới bị bại hông. Lúc này cũng là đỉnh điểm cho những cơn đau và cảm giác khó chịu ở mẹ bầu. Bởi việc máu dồn về khu vực xương chậu nhiều hơn và các dây thần kinh hoạt động cao độ sẽ làm tăng thêm cảm giác khó chịu.

Bị bại không khi mang thai là do vị trí, tư thế và cân nặng của thai nhi, tạo ra áp lực lên vùng chậu, xung quanh tử cung ngày càng tăng lên theo quá trình phát triển của thai nhi và việc cơ thể phải “nới rộng ra” thực sự sẽ làm cho mẹ bầu đau đớn. Bên cạnh đó, dây chằng vùng xương chậu cũng sẽ phải giãn căng ra nên thai phụ sẽ càng thấy đau xương chậu.

Phần lớn, những bà bầu bị chứng bại hông ở mức độ nặng thường có tiền sử đau hông từ trước khi mang thai, người lao động chân tay nhiều, người tăng cân quá mức khi mang bầu và những người mang đa thai.

Khi bị bại hông ở phụ nữ mang thai thì phải làm sao?

Khi bị bại hông trong thời gian mang thai, cách giảm đau trước mắt và hữu hiệu nhất chính là nằm xuống nghỉ ngơi. Hãy nằm thẳng chân và thật thoải mái. Đau hông bên nào thì nên nằm nghiêm bên về bên đó. Tuy nhiên, với những bà bầu công sở thì khác, phải ngồi làm việc nhiều thì có thể sử dụng một chiếc gối tròn có trống ở giữa để dựa sau lưng. Những chị em nào có tính chất công việc phải đứng, thì hãy hãy dồn trọng tâm lên một chân rồi thay đổi liên tục khi mỏi. Đây là biện pháp khắc phục tình trạng đau hông khá hiệu quả, các chị em hãy thử ngay nhé! Ngoài ra, khi bị bại hông, các chị em cũng cần chú ý một số điều sau đây:

Khi bị bại hông chị em có thể nằm nghỉ ngơi thoải mái để làm giảm cảm giác đau. Ảnh internet

- Lưu ý trong việc chọn dép

Những cơn đau hông sẽ tăng lên nếu đôi chân bị gò bó lâu trong giày, dép. Mang giày, dép quá chật còn viêm sưng kẽ chân, xuất hiện những vết sần chân… Thời gian mang giày càng lâu thì những vết chai chân càng nghiêm trọng và cơn đau vùng hông cũng tỷ lệ thuận theo. Đặc biệt là độ cao của giày cũng ảnh hưởng tới xương, đặc biệt là vùng xương chậu. Giày càng cao càng khiến cơ thể mất cân bằng, xương chậu bị nghiêng đi và xuất hiện những cơn đau vùng hông, vùng khớp háng. Vì thế để làm giảm tình trạng bại hông ở phụ nữ mang thai, khi ở nhà, hoặc làm việc trong phòng nên tháo bỏ giày, dép để đôi chân được thư giãn.

- Nên tập thể dục đều đặn

Tập thể dục đều đặn là cách giúp cơ bắp linh hoạt, rắn khỏe và tăng cường oxy cho cơ thể. Khi tập luyện hợp lý sẽ khuyến khích thai nhi thay đổi vị trí, nhờ thế sẽ giảm thiểu được lực ép của trọng lượng thai nhi lên một bên cơ thể người mẹ. Đồng thời, giúp mẹ kiểm soát trọng lượng và giảm thiểu chứng phù nề, tránh được áp lực và những cơn đau lên vùng xương chậu.

Tập thể dục đều đặn cũng là một trong những cách làm giảm bại hông hiệu quả. Ảnh internet

Ngoài ra, các chị em cũng cần chú ý đến tư thế ngủ của mình, nếu đau quá thì nên đi thăm khám để bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau phù hợp, để không làm ảnh hưởng đến thai nhi.