Bác sĩ nói thai dị tật vẫn liều giữ, ngày mẹ Thanh Hóa đi đẻ, mọi người xúm lại xem
Sau khi sinh bé thứ hai được hơn 7 tháng thì chị Lụa bất ngờ phát hiện mình có bầu bé thứ ba đã được 4 tuần. Thế nhưng, chị Lụa không hề có ý định bỏ con dù bé thứ hai còn khá nhỏ. Kể từ ngày nhận kết quả có thai, anh chị đều đặn đến phòng khám kiểm tra định kỳ mỗi tháng một lần, các chỉ số kiểm tra đều rất bình thường, thai nhi phát triển khỏe mạnh.
"Nếu giữ và sinh con, em bé sau này sẽ bị một tay ngắn, một tay dài"
Tuy nhiên, thai kỳ lần này cũng khiến chị cảm thấy có không ít lo lắng vì lỡ uống thuốc cúm khi thai được 16 tuần, chị Lụa tâm sự: "Ba lần có bầu mình đều bị cúm, 2 bé đầu sinh ra vẫn bình thường nên mình cũng không để ý đến hậu quả do cúm mang lại. Một hôm, có em làm cùng xưởng với mình ra bệnh viện phụ sản khám vì con của em đó kiểm tra độ mờ sau gáy nghi bị đao. Mình nghĩ bụng thôi cũng đi cùng ra kiểm tra xem thế nào vì vừa bị cúm nên lỡ uống thuốc, lúc đó thai đã được 16 tuần”.
Dẫu vậy, niềm vui đến với vợ chồng chị được ít ngày thì cả hai lại phải đón nhận tin "sét đánh". “Khi siêu âm, bác sĩ nhìn qua thì thấy bình thường. Tuy nhiên sau đó, để muốn chắc chắn, bác sĩ kêu mình ra ngoài đợi khoảng 20 phút rồi quay lại. Điều này khiến mình hơi lo lắng một chút, dẫu vậy, bản thân mình cũng không thể ngờ, sau khi quay lại, bác sĩ kết luận thai nhi bị dị tật ở tay, tay bên phải xương cũng hơi cong và ngắn hơn tay bên trái" – chị Lụa mãi không thể quên ngày nhận tin dữ.
Sau đó, chị Lụa được giới thiệu đến bệnh viện để hội chẩn, tham khảo ý kiến bác sĩ, chị nhận được câu trả lời: "Nếu giữ và sinh con, em bé sau này sẽ bị một tay ngắn, một tay dài". Nhận tin xong, hai vợ chồng chị buồn rầu xen lẫn lo lắng.
Khi về nói chuyện với gia đình, chị được mọi người động viên rằng: "Không quan trọng, tay ngắn tay dài tí cũng không sao!". Chính vì vậy mà chị Lụa cũng cảm thấy yên tâm hơn và không suy nghĩ quá nhiều, “Con có sao thì vẫn là con mình" – bà mẹ 9x xác định tư tưởng rõ ràng.
Nghe tin chị được chẩn đoán thai bất thường chị vẫn quyết định giữ lại con không ít người cho rằng quyết định đó là liều lĩnh nhưng chị vẫn rất kiên định với quan điểm của mình. Bởi khi đó, chị có chồng luôn ở bên cạnh động viên, an ủi và khuyên nhủ vợ đừng quá lo lắng nên chị có thêm động lực và niềm tin.
Thế nhưng, đến ngày bệnh viện hẹn trả kết quả hội chẩn, vốn nghĩ mọi chuyện cũng không có gì quá nghiêm trọng nên chồng bận thì chị Lụa cũng bình thản đi nhận kết quả một mình. Khi vào phòng lấy kết quả kiểm tra, nghe bác sĩ đọc kết quả và câu kết là "chỉ định ngừng thai" thì chị Lụa bắt đầu cảm thấy tai như ù đi, tim đau thắt lại không nói nên lời.
Chị kể: "Khi nghe kết quả, mình ngồi ngẩn người một lúc rồi hỏi lại bác sĩ về kết quả và được bác sĩ trả lời rằng đó là kết quả hội chẩn của các giáo sư, tiến sĩ giỏi của bệnh viện. Bác sĩ cũng khuyên mình vì thai còn nhỏ nên bỏ cũng dễ hơn. Sau đó, họ hỏi quyết định của mình rồi lưu vào hồ sơ. Một việc lớn như thế, không thể tự quyết định nên mình hẹn bác sĩ mấy hôm nữa sẽ trả lời.
Vẫn còn đắn đo với kết quả nhận được nên mình lại tiếp tục đi hỏi ý kiến các bác sĩ khác. Mới đầu, họ nói cái này cũng không quan trọng, em bé chỉ cong tay một chút, sau này sinh ra có thể đi nẹp chỉnh. Dẫu vậy, bác sĩ vẫn khuyên mình nên xem xét kỹ, nếu muốn giữ con lại thì phải theo dõi thường xuyên và kỹ càng”.
Ngày đi đẻ: Em bé vừa chào đời, mọi người xúm lại xem
Trở về nhà, chị Lụa có nói chuyện lại với chồng. Tuy miệng khẳng định sẽ không bỏ con nhưng trong suy nghĩ của chị vẫn lo lắng rất nhiều. Khi đó, chị không nhớ rõ lý do vì sao lại quyết định như vậy, bà mẹ 3 con chỉ biết, chị có linh tính rất lạ và quyết không bỏ đi giọt máu của mình.
Chị tâm sự, cũng may chị có được một người chồng tốt bụng và tâm lý, luôn ở bên cạnh động viên vợ: "Nếu đã quyết định giữ con lại thì phải vui vẻ lên, ăn uống thật tốt để nuôi con, vui vẻ thoải mái chứ không được lo nghĩ nhiều, ảnh hưởng đến em bé".
Sau đó, cứ 3 - 4 tuần chị Lụa lại đi kiểm tra một lần, kết quả là hai tay của thai nhi vẫn phát triển bình thường.
Đủ ngày đủ tháng thì em bé của vợ chồng chị Lụa cũng đòi ra gặp bố mẹ. Chị Lụa sinh con khá dễ dàng, em bé nặng 3,4 kg, trộm vía rất khỏe mạnh. Khi vừa chào đời, mọi người ai cũng xúm lại xem tay của bé có bị sao không nhưng hai tay của con hoàn toàn bình thường, không bị bên ngắn bên dài như chẩn đoán trước đó.
Hiện tại, con của chị Lụa đã được hơn 1 tuổi, hoạt bát, nhanh nhẹn và thông minh như bao đứa trẻ khác, con có thể cầm, nắm đồ vật, trèo bậc thang như những em bé khác.
Không có gì hạnh phúc hơn là nhìn thấy con cái mình khỏe mạnh, đặc biệt là với vợ chồng chị Lụa vì họ đã từng trải qua việc phải lựa chọn ngừng thai hay liều lĩnh để. Chia sẻ câu chuyện của mình, chị Lụa cũng không khuyến khích các mẹ liều lĩnh bỏ qua lời khuyên của bác sĩ nhưng chị mong các mẹ hãy bình tĩnh, tin tưởng vào con mình.
Đặc biệt, chị Lụa cũng muốn nhắn nhủ những người mẹ có con ngoài ý muốn rằng: "Dẫu biết không phải ai cũng giống ai, không phải bé nào sinh ra cũng gặp may mắn như em bé nhà mình nhưng khi chia sẻ câu chuyện này, mình chỉ mong các mẹ nếu lỡ may có ở trong hoàn cảnh tương tự thì hãy cố gắng bình tĩnh, suy nghĩ thấu đáo và không nên nóng vội. Vì dù sao đó cũng là khúc ruột của mình, con có duyên mới đến với mình, đừng vội lấy đi cơ hội làm người của con".
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.