Bác sĩ Khanh giải thích để bà con hiểu đúng về 'thẻ xanh', nhiều người tiêm đủ 2 mũi vẫn lờ mờ
Cấp thẻ xanh cho người tiêm vắc xin, liệu có an toàn hay không?
Liên quan tới thẻ xanh, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết, lập luận mở cửa cho người tiêm 2 mũi vắc xin không an toàn do vẫn có thể nhiễm và lây cho người tiêm là chưa đúng.
Bác sĩ Khanh đặt ra câu hỏi: Tại sao lại mở cửa cho người thẻ xanh? Những người này đúng là vẫn có khả năng nhiễm và lây bệnh. Song, nguy cơ thấp hơn người bình thường rất nhiều. Họ khó nhiễm hơn và khi nhiễm thì nồng độ virus cũng rất ít nên khó lây cho người khác.
Nếu các ‘thẻ xanh’ chỉ giao tiếp với nhau thì tất cả cùng an toàn. Lý do là vì:
+ Nếu ai mắc bệnh thì hầu hết đều nhẹ.
+ Mầm bệnh trong cộng đồng toàn ‘thẻ xanh’ sẽ lây chậm hơn do ai cũng khó bị lây và khó lây cho người khác. Khi ít ca bệnh và hiếm ca nặng, mọi người cũng lần lượt bị nhẹ… thì ‘cô vít’ không còn đáng lo.
Lúc đó, chúng ta không cần đếm số ca mắc mà chỉ thống kê số ca nặng và tập trung chữa cho họ là được.
Ai nguy hiểm nhất với người chưa tiêm vắc xin? Đối với câu hỏi này, BS. Khanh nhận định: Chắc chắn không phải là người đã tiêm đủ 2 mũi mà là người chưa tiêm. Bởi, khả năng bị nhiễm và làm lây lan bệnh cho người khác của người chưa tiêm cao hơn hẳn.
Do đó, nếu bạn chưa tiêm thì đừng nghĩ ngược là ‘thẻ xanh’ gây nguy hiểm cho bạn. Mà chính bạn mới dễ mang bệnh lây cho người khác. Thế nên, chích ngừa không chỉ bảo vệ bản thân mà còn là cách bảo vệ những người xung quanh.
Bác sĩ Khanh cũng cho biết thêm, nếu xét về độ nguy hiểm thì ‘thẻ xanh’ là ‘cựu F0’ sẽ an toàn nhất, sau đó tới người tiêm 2 mũi, đến người tiêm 1 mũi và cuối cùng là người chưa tiêm
Bác sĩ Khanh cho hay: Tiêm 1 mũi thì đã an toàn tương đối nếu bạn còn trẻ và sau ít nhất 14 ngày. Bởi, người trẻ thường bị nhẹ. Còn những người cao tuổi, có bệnh nền… thì tiêm 1 mũi vẫn chưa thực sự an toàn.
Tổ chức Y tế thế giới cũng nhận định: Hiệu lực bảo vệ của vắc xin đã bắt đầu hình thành sau mũi tiêm đầu tiên. Còn mũi thứ 2 sẽ làm gia tăng hiệu lực bảo vệ đó. Nhờ thế mà khả năng bảo vệ mạnh hơn, kéo dài hơn. Đó là lý do vì sao người tiêm 1 mũi vẫn nên tiêm mũi thứ 2 theo khuyến cáo.
Bác sĩ Phan Xuân Trung (Trung tâm Y khoa Medic Hòa Hảo) nhận định: Sau tiêm mũi đầu, người tiêm đã có kháng thể nhưng mũi sau đó nhằm ‘gia cố’ thêm cho hệ miễn dịch. Do đố ‘việc chấp nhận thẻ xanh cho người tiêm 1 mũi, tôi cho đó là hoàn toàn hợp lý’.
Mặc dù vậy, các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ vẫn khuyến cáo: Mọi người nên tiêm đủ 2 liều vắc xin. Bởi, mũi thứ 2 sẽ góp phần làm giảm đáng kể số người phải nhập viện hoặc trở nặng. Liều thứ 2 không chỉ xây dựng khả năng miễn dịch cho cộng đồng mà còn tăng cường khả năng bảo vệ người tiêm không nhiễm bệnh và không bị biến chứng nghiêm trọng do ‘cô vít’ gây ra.
Một nghiên cứu tại BV Houston Methodist trong việc kiểm tra khả năng dương tính và qua đời vì nCoV. Kết quả, chỉ có gần 1% số người đã được tiêm cả 2 mũi phải nhập viện. Với người chỉ tiêm 1 mũi thì con số này tăng lên 3%.
Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy: Mũi tiêm lần 2 có hiệu quả 98% trong việc ngăn ngừa qua đời do nCoV. Trong khi nếu tiêm 1 mũi, khả năng này ở mức 64%.
F0 khỏi bệnh có miễn dịch được bao lâu?
Ths.BS Lâm Hoàng Cát Tiên- Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TPHCM, cho biết nghiên cứu đăng trên tạp chí Bệnh truyền nhiễm thuộc Hội Bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ của tác giả Valeria De Giorgi và cộng sự vào tháng 6/2021 kết luận, miễn dịch tự nhiên có được sau nhiễm SARS-CoV-2 có thể tồn tại đến 11 tháng.
Cụ thể, các tác giả đã phân tích, theo dõi huyết tương của 228 người nhiễm bệnh và nhận thấy, tại thời điểm trung bình 47,5 ngày sau khi bắt đầu có dấu hiệu cải thiện triệu chứng thì có tới 97% người nhiễm bệnh có kháng thể kháng SARS-CoV-2 và 91,4% bệnh nhân có nồng độ IgG trên ngưỡng phát hiện đến 11 tháng sau khi phục hồi.
Do đó, các tác giả kết luận, hầu hết cá nhân bị nhiễm SARS-CoV-2 đều có sự miễn dịch trong năm đầu tiên sau nhiễm và tình trạng miễn dịch này có thể tồn tại đến 11 tháng sau khi khỏi bệnh.
Về sự tái nhiễm SARS-CoV-2, trên thực tế các trường hợp tái nhiễm đã bắt đầu được báo cáo vào cuối năm 2020. Tuy nhiên, hầu hết tình trạng bệnh của các trường hợp tái nhiễm đều ít nghiêm trọng hơn rất nhiều so với lần đầu do cơ thể có trí nhớ miễn dịch.
Tương tự, một công bố khoa học của Tổ chức Y tế thế giới vào tháng 5/2021 cũng nêu rõ 90-99% người nhiễm SARS-CoV-2 sẽ phát triển các kháng thể trung hòa trong vòng 2-4 tuần sau khi nhiễm virus. Tuy nhiên, WHO vẫn lưu ý các biến thể phức tạp của SARS-CoV-2 vẫn có khả năng "trốn thoát" miễn dịch sau khi nhiễm bệnh tự nhiên hoặc sau tiêm chủng.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....