Bác sĩ BV Bạch Mai giải mã tin đồn về 'bí quyết' không sốt, không đau khi tiêm mũi 2 vắc xin Covid-19
Bác sĩ Ngô Đức Hùng, Khoa Cấp cứu A9, BV Bạch Mai có một số chia sẻ trên Sức khỏe & Đời sống về các tin đồn xung quanh những "bí quyết" để không sốt, không đau sau khi tiêm mũi 2 vắc xin Covid-19.
Bác sĩ Hùng chia sẻ, hàng ngày bác sĩ gặp không ít các tin nhắn hỏi về chuyện đau mỏi cơ và sốt sau khi tiêm vắc xin từ những người sắp tiêm, những người đã tiêm mũi 1 và những người chuẩn bị tiêm mũi 2. Theo bác sĩ, đây là hậu quả của việc truyền miệng và những nỗi sợ mơ hồ về các tác dụng phụ vốn dĩ là thông thường sau tiêm của bất cứ loại vắc xin nào.
Theo bác sĩ, các phản ứng của cơ thể với vắc xin của mỗi người là khác nhau. Dù con người có cấu tạo giống nhau, hoạt động giống nhau nhưng mỗi cá thể là duy nhất, cách phản ứng với các vật chất kích thích sinh kháng thể (còn gọi là kháng nguyên) có đôi chút khác nhau.
Sau khi tiêm vắc xin, có người phản ứng mạnh, có người phản ứng nhẹ và khả năng sinh kháng thể bảo vệ của mỗi người cũng kháng nhau. Tuy nhiên, bác sĩ cho biết, phản ứng sinh kháng thể với liều vắc xin khuyến cáo là tương đồng cho cộng đồng.
Các phản ứng này cũng là lý do vì sao khi mắc Covid-19, có người bị nhẹ đến mức không cần điều trị đặc hiệu cũng khỏi bệnh trong khi đó có người lại bị tổn thưởng phổi nặng phải thở máy, dùng ECMO.
Về việc tiêm vắc xin như thế nào, phối hợp ra sao thì trong các văn bản của Bộ Y tế đã nêu rất rõ ràng và chi tiết.
Theo bác sĩ Hùng, hầu hết các phản ứng phản ứng sau tiêm vắc xin ngừa Covid-19 đều xuất phát từ phản ứng viêm, gồm viêm tại chỗ và viêm toàn thân.
Triệu chứng viêm tại chỗ chính là sưng đau tại chỗ tiêm. Một số người có thể bị nổi hạch gần chỗ tiêm. Theo bác sĩ, trường hợp này chỉ cần chườm mát sẽ hết sau 1 ngày.
Phản ứng viêm toàn thân chính là sốt kèm đau mỏi cơ toàn thân. Khi gặp phản ứng này, người được tiêm sẽ khá mệt. Lúc này, nên dùng thuốc hạ sốt để giảm khó chịu.
Nói chung phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19 gần giống với vắc xin phòng cúm mùa. Các phản ứng này chỉ xuất hiện 1-2 ngày rồi hết mà không cần can thiệp gì cả. Ngoài ra, có một vài phản ứng miễn dịch hiếm gặp như giảm tiểu cầu, vi huyết khối… Đối với loại phản ứng hiếm này, nên gặp bác sĩ để tư vấn thêm.
Bác sĩ Hùng chia sẻ, bản thân anh khi tiêm mũi 1 vắc xin Covid-19 cũng không có phản ứng gì. Tuy nhiên, khi tiêm mũi 2 thì đau mỏi người, sốt 1 ngày. Trong khi đó, nhiều người khác tiêm mũi đầu tiên thì nằm 3 ngày, sốt cao, phải uống thuốc hạ sốt ngày 4 lần nhưng đến mũi 2 lại như không có chuyện gì xảy ra. Do đó, bác sĩ khuyến cáo mọi người không nên tin theo các lời khuyên từ kinh nghiệm.
Về việc trên mạng xã hội xuất hiện thông tin cho rằng uống 1-2 viên thuốc hạ sốt có thành paracetamol trước khi tiêm vaccine để phòng sốt, bác sĩ Hùng khẳng định hành động này không hề có tác dụng phòng ngừa gì cả.
Bác sĩ giải thích,paracetamoll là hoạt chất có tác dụng hạ sốt và giảm đau ở mức độ vừa phải và an toàn; có tác dụng kìm hãm Prostaglandin - một chất kích thích gây tăng thân nhiệt và phản ứng đau.
Prostaglandin sinh ra khi cơ thể có phản ứng với tác nhân gây bệnh hoặc phản ứng với kháng nguyên từ vắc xin. Khi chất này chưa được kích thích sinh ra thì thuốc sẽ không có tác dụng.
Sau khi đi vào cơ thể, paracetamol sẽ vào máu và chuyển hóa ở gan. Thuốc thường chỉ có tác dụng trong 4-6 giờ. Vì vậy, việc uống paracetamol trước khi tiêm vắc xin không có tác dụng dự phòng sốt như nhiều người đồn thổi. Chưa kể, sau khi tiêm khoảng 6-8 giờ, đáp ứng miễn dịch mới xuất hiện. Như vậy, nếu uống thuốc trước khi tiêm thì cơ thể sẽ phải chuyển hóa thuốc thừa một cách không cần thiết.
Chúng ta nên uống thuốc đúng thời điểm và đúng hàm lượng, nghĩa là khi bị sốt, đau nhức thì mới cần uống. Liều dùng cho mỗi lần là 10-15mg/kg cân nặng và mỗi lần uống cách nhau mỗi 4-6 giờ.
Bác sĩ Hùng cho biết, hầu hết người Việt có cân nặng trong khoảng 50-70kg nên lượng paracetamol thường rơi vào khoảng 500-1000mg và nên sử dụng đường uống. Dạng đơn chất có hiệu quả hạ sốt tốt hơn dạng phối hợp. Trường hợp người bệnh không uống được thuốc, có thể sử dụng dạng thuốc đạn đặt trực tràng.
Về việc một số người muốn có tác dụng tốt hơn nên tăng liều thuốc cao hơn so với khuyến cáo, bác sĩ Hùng khẳng định việc này sẽ làm tăng gánh nặng chuyển hóa cho tế bào gan. Bác sĩ cho biết thêm, một số biệt dược dưới dạng phối hợp các hoạt chất nhằm mục đích tăng cường hiệu quả giảm đau mà không cần phải tăng liều. Đối với dạng thuốc này, người dùng cần có sự tư vấn của nhân viên y tế trước khi uống. Do vậy, bác sĩ thường khuyên mọi người nên làm theo hướng dẫn và khuyến cáo; uống thuốc đúng liều chỉ định.
Theo bác sĩ, thuốc dù không kê đơn cũng cần được dùng đúng thời điểm, đúng liều và không được lạm dùng. Dùng đúng thời điểm để kiểm soát triệu chứng tốt và liều dùng phù hợp để không làm tổn thương gan.
Một số người có suy nghĩ cực đoan rằng đau mỏi sốt thì cứ để vậy mới tốt. Bác sĩ khẳng định đây là nhẫm lẫn tai hại. Thuốc được sinh ra để giảm bớt sự khó chịu, đau mỏi. Đó là một trạng thái stress cần phải được giải tỏa nếu không sẽ có hại cho cơ thể.
Loại chảo giá rẻ “đầu độc” người dùng vì chứa chất độc hại, đe dọa sức khỏe cả gia đình: Làm sao để nhận diện?
Để tiết kiệm chi phí, nhiều người thường chọn mua những chiếc chảo gang giá rẻ mà không biết rằng nó có thể chứa những kim loại nặng và hóa chất độc hại. Thế nên việc chọn lựa chảo gang chất lượng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Có nên phơi quần áo, chăn màn trên cục nóng cho nhanh khô không? Vì sao lại không nên?
Trong quá trình sử dụng điều hòa, cục nóng tỏa ra luồng khí khô và nóng. Vì lý do này, nhiều người đã tận dụng nhiệt từ cục nóng để phơi quần áo, giúp tiết kiệm thời gian làm khô
Ưu nhược điểm của việc sử dụng cốc nguyệt san
Cốc nguyệt san là một sản phẩm dành cho phái nữ trong thời kỳ kinh nguyệt và được dùng để thay thế cho các loại băng vệ sinh truyền thống, giúp cơ thể năng động hơn mà không lo bị tràn trong suốt ngày dài.
Làm gì để hạn chế tác hại của nước mưa khi để ô tô ngoài trời?
Việc phải dừng đỗ xe ngoài trời khiến nhiều người lo ngại bởi đỗ xe dưới trời mưa sẽ làm "xế hộp" có nguy cơ hỏng hóc nhiều hơn. Cần làm gì để bảo vệ xe ô tô?