Trong thời gian mang thai, bên cạnh việc bổ sung dưỡng chất bằng sữa bầu, nhiều chị em còn tăng cường uống các loại sữa hạt (sữa hạt hạnh nhân, sữa hạt óc chó, sữa hạt mắc ca…). Đối với sữa đậu nành, mặc dù nhiều bà bầu rất muốn thưởng thức nhưng e ngại một số thông tin cho rằng thức uống này không tốt cho cho sức khỏe.

Thực hư thông tin bà bầu uống sữa đậu nành không tốt

Lý do của thông tin này xuất phát từ thành phần isoflavone trong hạt đậu nành. Theo đó, nhiều người cho rằng hormone estrogen trong isoflavone  ảnh hưởng đến giới tính thai nhi, làm giảm chức năng sinh sản của bé trai, làm teo tinh hoàn.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có bất cứ bằng chứng khoa học và công trình nghiên cứu chứng minh tính đúng đắn của thông tin này. Bên cạnh đó, nghiên cứu của tiến sĩ Daniel Doerge cùng đồng nghiệp vào năm 2001 đã chứng minh không có dấu hiệu cho thấy chất isoflavone trong đậu nành được hấp thụ qua nhau thai người.

Thành phần isoflavone trong sữa đậu nành không hấp thu qua nhau thai người, không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi - Ảnh minh họa: Internet

Có thể thấy, quan niệm bà bầu uống sữa đậu nành không tốt chỉ là phỏng đoán của một số ít người. Trên thực tế, nhiều chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên bà bầu nên uống sữa đậu nành và các loại sữa hạt khác trong thời kỳ mang thai để bồi bổ sức khỏe, cung cấp nhiều dinh dưỡng cho bé. 

Công dụng của sữa đậu nành đối với bà bầu

Uống sữa đậu nành khi mang thai bà bầu sẽ nhận được lượng protein dồi dào. Protein trong sữa đậu nành là một dạng đạm thực vật ít cholesterol, ít chất béo, tốt cho sức khỏe hơn so với nguồn đạm động vật.

Sữa đậu nành còn chứa các vitamin A, D, B12, riboflavin và nhiều chất khác có giá trị dinh dưỡng tương tự sữa bò. Bà bầu bị dị ứng thành phần lactose trong sữa bò có thể uống sữa đậu nành thay thế.

Bà bầu uống sữa đậu nành sẽ phòng tránh nguy cơ tiểu đường, cung cấp nhiều dinh dưỡng cho thai nhi - Ảnh minh họa: Internet

Chất xơ trong sữa đậu nành còn giúp bà bầu kiểm soát lượng đường huyết, phòng tránh nguy cơ tiểu đường thai kỳ; Thành phần này còn hỗ trợ hệ tiêu hóa bà bầu làm việc hiệu quả, kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón.

Dưỡng chất quan trọng không thể không kể đến trong đậu nành là canxi. Ngoài việc bổ sung viên uống canxi, bà bầu có thể uống sữa đậu nành để nhận được nguồn canxi tự nhiên hỗ trợ phát triển hệ xương, răng thai nhi, giảm tình trạng đau lưng khi mang thai.

Lưu ý khi bà bầu uống sữa đậu nành

Bà bầu uống sữa đậu nành cực kỳ tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên cần uống với mức độ vừa phải, liều lượng thích hợp để không gặp tác dụng phụ bất lợi. Mẹ bầu cần lưy ý những vấn đề sau:

Lượng sữa đậu nành tiêu thụ chỉ giới hạn tối đa 500ml/ngày. Uống quá nhiều sữa đậu nành có thể dẫn đến khó tiêu, đầy hơi, cản trở quá trình hấp thu các chất khác.

Không nên uống sữa đậu nành và ăn trứng vào cùng thời điểm. Protein trong lòng trắng trứng kết hợp với men trypsin trong sữa đậu nành sẽ sinh ra chất kết tủa, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của bà bầu.

Sữa đậu nành mang lại nhiều lợi ích nhưng bà bầu chỉ nên uống vừa phải -  Ảnh minh họa: Internet

Không cho đường nâu vào sữa đậu nành để tránh những phản ứng hóa học sinh ra các chất có hại cho sức khỏe. Đồng thời, bà bầu cũng không nên ăn các loại trái cây có múi (cam, quýt, bưởi…) khi uống sữa đậu nành.

Nên nấu thật sôi sữa đậu nành trước khi uống nhằm loại bỏ nhiều chất độc hại cho cơ thể. Kết hợp tinh bột với uống sữa đậu nành sẽ giúp cơ thể bà bầu chuyển hóa các chất dinh dưỡng tốt hơn.