Bà bầu uống nước mía: Bác sĩ Sản khoa cảnh báo nguy cơ tiểu đường thai kỳ
Thực hư thông tin bà bầu bà bầu uống nước mía sinh con đẹp da?
Thời kỳ mang thai, chế độ dinh dưỡng của bà bầu được ưu tiên hàng đầu nhằm tạo điệu kiện tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài vấn đề sức khỏe, chị em cũng muốn những đứa con sinh ra bụ bẫm, xinh xắn, da dẻ hồng hào.
Do đó, nhiều mẹ bầu truyền tai nhau kinh nghiệm dân gian uống nước mía sẽ giúp giải cơn ốm nghén, con sinh ra sạch sẽ và có làn da đẹp hơn.
Chia sẻ với Phụ nữ sức khỏe, Bác sĩ Lê Thị Kiều Dung – Trưởng khoa Sản – Bệnh viện Đại học Y dược, cho biết thông tin bà bầu uống nước mía sinh con đẹp da hoàn toàn không có căn cứ. Màu sắc da do yếu tố di truyền quyết định. Nếu bố mẹ có làn da ngăm, bé sinh ra cũng thừa hường làn da ngăm. Ngược lại, bé sẽ có làn da trắng nếu bố mẹ có nước da trắng.
Nguy cơ tiểu đường thai kỳ nếu bà bầu uống quá nhiều nước mía
Về thắc mắc bà bầu uống nước mía có tốt không, từ góc nhìn y khoa, Bác sĩ Kiều Dung khuyến cáo bà bầu không nên uống nước mía trong suốt thai kỳ.
Lý giải điều này, Bác sĩ Kiều Dung cho biết thời kỳ mang thai, các hormone nội tiết tố HCS (humnan chorionic gonadotrophin), estrogen, progesterone, endorphin… tiết ra nhiều khiến bà bầu luôn có cảm giác mệt mỏi, uể oải. Mặt khác, hormone insulin có chức năng chuyển hóa đường trong cơ thể cũng được sản xuất nhiều hơn trong giai đoạn này.
Trong khi đó, thành phần chủ yếu của nước mía là đường. Bà bầu uống nước mía trong thai kỳ có nguy cơ dẫn đến rối loạn quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể do hormone insulin không thể điều chỉnh được lượng đường phù hợp. Hiện tượng này dẫn đến nguy cơ tiểu đường thai kỳ ở rất nhiều bà bầu hiện nay.
Vì vậy, Bác sĩ Kiều Dung khuyến cáo bà bầu không nên uống nước mía để tránh những ảnh hưởng không tốt đến cơ thể mẹ và thai nhi. Thay vào đó, bà bầu nên tăng cường ăn đa dạng các thực phẩm thịt, cá, trứng, rau, củ, quả... thuộc 4 nhóm dinh dưỡng: Chất đạm, chất đường bột, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Đối với chất béo, chất đường không tốt cho cơ thể, bà bầu nên hạn chế ăn. Khi có các dấu hiệu bất thường về sức khỏe, chị em nên đến bác sĩ chuyên khoa để kịp thời chẩn đoán.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.