Giải đáp thắc mắc xung quanh vấn đề bà bầu nên uống nước mía từ tháng thứ mấy có nhiều lời khuyên khác nhau. Từ kinh nghiệm dân gia kết hợp với nghiên cứu khoa học, các chuyên gia dinh dưỡng có rằng mẹ bầu có thể uống nước mía từ những ngày đầu thai kỳ.

Về giá trị dinh dưỡng mía được xem như là ngôi nhà lưu trữ tất cả các dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Với thành phần khoàng 70% là các loại đường tự nhiên, mía còn có protein, chất béo, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và gần 30 loại a-xít hữu cơ khác. Đây là một trọng những thức uống lý tưởng đối với bà bầu.

Uống đúng cách, nước mía tốt cho cả thai kỳ

Không giống như nước dừa, có nhiều lời truyền miệng không tốt về việc mẹ bầu không nên uống trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nước mía có những câu chuyện tích cực hơn và thực tế uống nước mía rất tốt nếu đúng cách.

Hạn chế ốm nghén trong tam cá nguyệt thứ 1

Trong quá trình mang thai, thời gian ốm nghén trong tam cá nguyệt đầu tiên khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi nhất. Chính lúc này, nước mía là thức uống thích hợp nhất. Theo nghiên cứu, uống nước mía giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái và hạn chế tình trạng nghén.

Vì vậy, ngoài bữa ăn chính, mẹ bầu có thể uống thêm nước mía tăng cường năng lượng, đặc biệt là khi mệt mỏi, nóng bức không ăn được nhiều.

Ngăn ngừa nguy cơ táo bón trong tam cá nguyệt thứ 2

Táo bón là nỗi lo của rất nhiều mẹ bầu trong quá trình mang thai. Giờ đây, mẹ có thể yên tâm quẳng gánh lo này qua một bên. Kali có trong nước mía là một “loại thuốc trị táo bón” hiệu nghiệm, nó giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày.

Ngoài ra, hệ miễn dịch khi mang thai của mẹ yếu hơn bình thường. Trong nước mía có chứa một lượng chất chống ôxy hóa thúc đẩy cơ thể tăng cường chất đề kháng, phòng chống các loại bệnh.

Thêm dinh dưỡng cho thai nhi trong tam cá nguyệt thứ 3

Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao cho thai nhi cũng như giúp cơ thể đỡ mệt mỏi hơn mẹ có thể uống thêm nhiều nước mía. Mỗi lần dùng khoảng 200ml, 2 ngày/lần, trong tháng cuối có thể đều đặn uống mỗi ngày 1 ly.

 Lưu ý khi uống nước mía
Bà bầu không nên uống quá nhiều nước mía một lần, hạn chế uống vào buổi tối & buổi sáng sớm vì nước mía có thể làm lạnh bụng, khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu.

Không uống quá nhiều: Bất kỳ món ăn nào, thức uống nào cho bà bầu nếu bổ sung vừa đủ thì tốt, uống nhiều dễ phản tác dụng. Nước mía có nhiều công dụng nhưng nếu uống nước mía thay nước lọc không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Thai phụ nên bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau.

Không sử thuốc khi uống nước mía: Nếu mẹ đang sử dụng một vài loại thực phẩm chức năng hay thuốc chống đông máu thì không nên uống với nước mía vì cản trở tác dụng của Policosanol có trong nước mía và thuốc không có tác dụng.

Không bảo quả nước mía trong tủ lạnh: Mẹ nên ước lượng uống bao nhiêu ép nước bấy nhiêu, không nên bảo quản lượng nước dư trong tủ lạnh bởi đây là loại nước có lượng đường cao, dễ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, có thể gây rối loạn tiêu hóa.

Ngoài ra, bà bầu đi ngoài trời nắng nóng cũng không nên uống ngay nước mía quá lạnh vì mẹ dễ bị bệnh viêm họng, cảm cúm, sốt hơn.

Một số cách pha chế nước mía ngon
Khi nước mía kết hợp cùng một số loại của quả như tắc, cam, cà rốt sẽ cho ra hương vị thơm ngon mới. Mẹ bầu có thể áp dụng thử tại nhà.

Nước mía chanh/tắc: Ép nước mía với 1 quả tắc hoặc chanh cho ra ly nước mía thơm hơn, ngon ngọt hơn. 

Nước mía cam: Mùi vị của cam rất nhẹ dịu, thơm mát, trong cam chứa nhiều vitamin C nên ly nước mía cam sẽ rất tuyệt vời cho những ai yêu thích cam.

Nước mía cà rốt: Kết hợp cà rốt với nước mía sẽ cho ra mùi vị độc đáo, làm cho nước mía cà rốt ngon hơn bao giờ hết.

Qua bài viết này, hi vọng mẹ bầu đã tự mình giải đáp được thắc mắc bà bầu nên uống nước mía từ tháng từ mấy. Đừng quên uống nước mía đúng cách mẹ nhé!