Bà bầu có nên đi lễ chùa hay không?
Theo các chuyên gia tín ngưỡng bà bầu đi lễ chùa đầu năm sẽ tốt cho cả mẹ và con. Bởi từ xưa đến nay, chưa bao giờ có chuyện cấm phụ nữ mang thai lên chùa, bởi chuyện sinh nở không ảnh hưởng gì khi đi lễ chùa. Việc đi lễ chùa còn giúp cho bà bầu tìm lại sự thanh thản trong tâm hồn, tư tưởng thoải mải, cầu bình an cho cả mẹ và con. Về mặt tâm linh đi chùa còn rất tốt cho việc sinh nở.
Tuy nhiên, bà bầu không nên đi lễ chùa xa, có thể đi chùa làng, chùa gần nào cũng được, vì ở đâu cũng đều thờ Phật và mong muốn mọi điều tốt đẹp đến với con người.
Mẹ bầu cần phải phân biệt rõ chùa, đền và miếu. Mẹ bầu có thể đi chùa, những không nên đi đến đền và miếu dịp đầu năm, bởi những địa chỉ tâm linh này có tính chất hoàn toàn khác nhau.
Chùa là nơi thờ phật, một tôn giáo lớn thứ 2 trên thế giới về mặt tín đồ còn Đền là nơi thờ các vị thánh hoặc các nhân vật lịch sử có công với đất nước được nhân dân suy tôn và lập đền thờ. Còn miếu là công trình để thờ một vị thần bản địa nào đó có công đối với vùng đất này.
Nếu như việc đi chùa có lợi cho bà bầu và thai nhi, thì việc tới đền, miếu lại không tốt theo tâm linh. Bởi trong hệ thống đền miếu, có thờ những vị thần, vị thánh dữ hoặc những vị thánh rất kị “đàn bà”. Vì thế, mẹ bầu không nên đi đến miếu hay đền dịp đầu năm, để tránh xảy ra các rủi ro không cần thiết.
Lời khuyên để bà bầu đi lễ chùa
- Nên khám thai định kỳ đầy đủ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lên kế hoạch đi lễ xa. Nếu đi lễ xa, nên mang theo sổ khám thai (tốt nhất là kết quả trong vòng 1 tuần). Cần đem theo các loại thuốc đã được bác sĩ kê đơn sẵn.
- Ba tháng đầu do bánh nhau chưa thành lập nên rất dễ có hiện tượng động thai, sảy thai… Cơ thể chưa nặng nề nhưng không thích hợp cho đi lễ chùa xa. Các yếu tố như nghén, buồn ngủ, mỏi mệt cũng ảnh hưởng đến việc đi lại…
- Nếu đi lễ xa, thai phụ và người thân đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống để giữ sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- Tránh tới chùa phải đi bộ nhiều, leo trèo nhiều vì không thích hợp cho người mang thai.
- Nên chuẩn bị sẵn số điện thoại của các bệnh viện chuyên sản khoa nơi đến lễ để dự phòng khi khẩn cấp.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.