Khi thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm tăng cao là môi trường thuận lợi cho các virus gây bệnh. Người già, trẻ em và các thai phụ là những đối tượng dễ bị nhiễm bệnh vì cơ thể nhóm này yếu nên chưa kịp thích ứng kịp với sự biến đổi khí hậu ngoài môi trường.

Hơn thế nữa, với nhóm đối tượng bệnh nhân là thai phụ càng cần chú ý hơn khi mắc phải thủy đậu, vì cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một vắc xin nào đặc trị virus này.

Bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh thủy đậu (chickenpox hoặc varicella) là bệnh gây lên bởi vi-rút có biểu hiện đặc trưng là ban đỏ rất ngứa, và từng là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất ở trẻ em. Nhưng kể từ khi (những năm 1990) việc tiêm chủng được tiến hành rộng rãi, bệnh đã trở lên không phổ biến đến nỗi có nhiều bác sĩ chưa bao giờ gặp bệnh này.

Bệnh thủy đậu thường có biểu hiện nhẹ ở trẻ em, tuy nhiên ở người lớn thường có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi bội nhiễm (do vi khuẩn)

Những người đã mắc bệnh thủy đậu thì sẽ có miễn dịch với bệnh suốt đời (có nghĩa là bạn sẽ không mắc bệnh này nữa). Tuy nhiên, vi-rút vẫn “ngủ đông”/tồn tại ở dạng không hoạt động trong cơ thể, và sau này nó có thể tái hoạt động để gây ra bệnh zona.

Bởi vì vi-rút thủy đậu có thể truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai và có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho nên bác sĩ thường khuyên phụ nữ dự định có thai làm xét nghiệm máu để xác định xem họ đã có miễn dịch với bệnh hay chưa.

Nguyên nhân gì gây ra bệnh thủy đậu?

Bệnh thủy đậu được gây ra bởi vi-rút herpes zoster (herpes zoster virus), còn được gọi là vi-rút varicella zoster (varicella zoster virus). Nó được lan truyền qua các giọt nhỏ từ cái hắt hơi hoặc ho, hoặc qua tiếp xúc với quần áo , khăn trải giường, hoặc mụn phổng rộp vỡ của người bị bệnh. Các triệu chứng xuất hiện từ 7 – 21 ngày sau khi phơi nhiễm. Bệnh dễ lây nhất từ 1 ngày trước khi ban xuất hiện cho đến 7 ngày sau khi ban xuất hiện, hoặc cho tới khi ban khô hoàn toàn và đóng thành vẩy.

Bệnh thủy đậu biểu hiện như thế nào?

Bệnh thủy đậu biểu hiện ban đầu dưới dạng phát ban đỏ rất ngứa, ban lan từ thân mình lên cổ, mặt và lan ra chân tay. Trong vòng 10 ngày, ban tiến triển từ các mụn đỏ thành các mụn (bọng) nước, các mụn nước này vỡ ra, chảy nước và đóng vẩy. Các mụn nước cũng có thể xuất hiện trong miệng, trên da đầu, xung quanh mắt, trên bộ phận sinh dục... và có thể rất ngứa.

Chu kỳ này tự lặp lại ở các vùng mới của cơ thể cho tới khi lành bệnh, sau khoảng 2 tuần, tất cả các vết loét đã lành. Bệnh rất dễ lây cho tới khi tất cả các tổn thương thủy đậu đã khô và không có tổn thương thủy đậu mới trong ngày. Thật không may, vi-rút cũng rất dễ lây trong tối thiểu 1 ngày trước khi ban bùng phát.

Ở trẻ em đã được tiêm phòng một mũi/liều vắc-xin thủy đậu thì vẫn có thể mắc bệnh thủy đậu nhưng biểu hiện nhẹ hơn và ngắn hơn, kéo dài 3 – 5 ngày với tổng số chỉ có dưới 30 tổn thương thủy đậu. Các ban này có thể vẫn dễ lây cho người có hệ thống miễn dịch kém. Để phòng tránh bệnh thủy đậu, kể cả các thủy đậu thể nhẹ, thì hiện này có khuyến cáo tiêm 2 liều vắc-xin thủy đậu cho tất cả mọi người.

Cách phòng ngừa và điều trị thủy đậu cho phụ nữ mang thai

Phòng bệnh hơn chữ bệnh nên lời khuyên tốt nhất là chị em phụ nữ nên đi tiêm chủng ngừa thủy đậu ít nhất 3 tháng trước khi mang thai (nếu đã từng tiêm trước đó thì không cần tiêm lại). Ngoài ra tránh tiếp xúc với người mắc thủy đậu,giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh.

Nếu như phụ nữ mắc bệnh thủy đậu trong khi đang mang thai thì hãy chú ý đến tất cả các triệu chứng, liên hệ ngay với bác sĩ chuyên môn để điều trị kịp thời. Tại đây các mẹ sẽ được trao đổi về cách điều trị cùng với nguy hiểm của những biến chứng cho cả mẹ và bé. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp điều trị cần thiết, vì thế tình hình sẽ không vượt qua khỏi sự kiểm soát.