Bà bầu bị sốt có gây hại cho thai nhi không?
Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị sốt
Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của mẹ trở nên yếu ớt vì phải thực hiện thêm việc bảo vệ cả mẹ và em bé. Do đó, bà bầu dễ bị nhiễm trùng, ớn lạnh hoặc sốt khi mang thai.
1. Bà bầu bị sốt do cảm lạnh thông thường
Cảm lạnh thường đi kèm với sốt. Các triệu chứng tương tự như cúm bao gồm sổ mũi, ho, đau họng và khó thở. Những triệu chứng này thường giảm dần trong vòng 3 đến 15 ngày.
Để ngăn chặn sốt do cảm lạnh, bà bầu nên giữ cho nhà cửa và nơi làm việc thật gọn gàng, rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc với những người bị cảm lạnh.
2. Bà bầu bị sốt do nhiễm cúm
Cúm là một nguyên nhân khác khiến bà bầu bị sốt. Các triệu chứng báo hiệu mắc bệnh cúm bao gồm: Đau nhức toàn thân, sốt, ho, nôn và buồn nôn. Nếu các triệu chứng của cúm thường nặng nề hơn và hầu hết cần sự trợ giúp y tế nếu kéo dài dai dẳng.
Bà bầu bị sốt do cúm cần uống nhiều nước, nghỉ ngơi hợp lý và đừng bỏ qua các mũi tiêm phòng cúm được khuyến nghị khi mang thai.
3. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Khoảng 10% phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn từ trực tràng (hậu môn) hoặc âm đạo xâm nhập đến niệu đạo rồi ngược lên bàng quang. Triệu chứng thường thấy là nước tiểu đục hoặc có máu, bà bầu bị sốt, ớn lạnh và cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
Bà bầu bị sốt do nhiễm trùng tiểu cần uống nhiều nước và uống đủ kháng sinh theo chỉ định. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng tiểu có thể gây nhiễm trùng thận, dẫn đến các biến chứng thai kỳ khác. Xét nghiệm nước tiểu thường xuyên có thể giúp bà bầu theo dõi tình trạng bệnh.
Bà bầu bị sốt có hại cho em bé hay không?
Sốt với nhiệt độ thấp, kể cả trong ba tháng đầu thai kỳ sẽ không gây ra vấn đề gì quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, bà bầu bị sốt với nhiệt độ cao có thể gây nguy hiểm cho bé.
Điều này được giải thích là do sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn đầu phụ thuộc nhiều vào hoạt động của protein nhạy cảm với nhiệt độ. Nếu nhiệt độ tăng từ 37 độ C đến 38.9 độ C đã có thể cản trở hoạt động của protein và có thể dẫn đến sẩy thai.
Theo một nghiên cứu, sốt khi mang thai trong giai đoạn đầu sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải tật sứt môi ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc hạ sốt có thể làm giảm tác dụng gây hại này.
Đa số bà bầu bị sốt trong tam cá nguyệt thứ ba không gây ra vấn đề gì cho em bé trừ khi sốt liên quan đến niêm mạc tử cung.
Bà bầu bị sốt phải làm sao?
Nghỉ ngơi trong không gian mát mẻ, thoáng mát, bật quạt trần hoặc quạt gần vị trí nằm, có thể bật điều hòa ở nhiệt độ mát mẻ.
Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi, không được trùm kín toàn thân.
Tắm nước ấm giúp giảm nhiệt độ của cơ thể, không sử dụng nước lạnh.
Tiêu thụ nhiều chất lỏng, mát, không có gas, có thể chứa đường và glucose để cân bằng điện giải.
Xì mũi thường xuyên và ngay lập tức khi có nước mũi chảy ra. Lưu ý khi bà bầu xì mũi quá mạnh, áp lực sẽ tống đờm mang mầm bệnh đến đường tai gây đau tai. Vì vậy, cách tốt nhất để làm thông mũi của mẹ là ấn một lỗ mũi và xì nhẹ ở mũi bên kia.
Súc miệng làm ẩm cổ họng và giảm đau tạm thời. Bà bầu có thể súc miệng bằng nước ấm có pha muối nếu mẹ bầu bị viêm họng hành sốt bốn lần một ngày.
Xông hơi giữ ẩm cho đường mũi giúp mẹ bầu thư giãn mỗi khi cảm thấy chóng mặt, nhức đầu do cúm.
Ngủ kê gối cao có thể làm giảm nghẹt mũi.
Ăn thực phẩm chống nhiễm trùng như: Thực phẩm chứa vitamin C giúp tăng khả năng miễn dịch và chống sốt hiệu quả. Quả việt quất giúp giảm sốt và tiêu chảy do chúng có chứa aspirin, hành tây chứa chất phytochemical ngăn ngừa viêm phế quản và viêm phổi. Mẹ bầu cũng có thể uống trà đen và trà xanh nhằm cung cấp catechin, một loại kháng sinh tự nhiên cho cơ thể.
Thuốc không phải lúc nào cũng là một giải pháp tốt vì thuốc kháng sinh thường có tác dụng phụ. Hơn nữa, phương pháp chữa trị tự nhiên sẽ không làm mẹ buồn ngủ cũng như không ảnh hưởng đến tâm trạng của bà bầu.
Bà bầu bị sốt cần lưu ý gì khi dùng thuốc?
Bác sĩ thường kê toa paracetamol (còn gọi là acetaminophen) giúp bà bầu hạ sốt an toàn. Tránh dùng Aspirin và các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) như Ibuprofen.
Luôn luôn theo dõi chính xác chỉ định về liều dùng của thuốc khi điều trị sốt cho bà bầu. Không dùng kháng sinh bừa bãi vì chúng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Làm gì để phòng ngừa bị sốt khi mang thai?
Mặc dù không thể ngăn ngừa được những cơn sốt trong suốt thai kỳ, nhưng mẹ bầu hoàn toàn có thể hạn chế số lượng cũng như mức độ sốt từ những việc làm đơn giản sau đây:
Tiêm vắc-xin phòng chống cúm theo mùa và cúm H1N1.
Rửa tay thường xuyên bằng chất khử trùng.
Tránh xa những người bị bệnh.
Tránh uống những loại sữa chưa tiệt trùng.
Không tự dùng thuốc dưới mọi hình thức.
Bà bầu bị sốt sẽ gặp phải những nguy cơ tiềm tàng nhất định cho sức khỏe của thai nhi. Vì vậy, mẹ đừng quá chủ quan mà hãy quan tâm đến sức khỏe của mình một cách đúng đắn.
Nguồn: https://www.momjunction.com/articles/fever-pregnancy-causes-simple-ways-tackle_00104/
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.