Thành phần dinh dưỡng của rươi

Rươi thuộc họ giun đất, dân gian còn gọi với cái tên rồng đất. Mùa sinh sản của rươi thường rơi vào khoảng tháng 5 – 6 (rươi chiêm) và tháng 10 - 11 hàng năm (rươi mùa). Ở nước ta, loài rươi biển thường sinh sống ở các vùng cửa sông, ven biển, mép khe đá hay đáy bùn cát, khu vực chịu ảnh hưởng của thủy triều thuộc các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Tĩnh... 

Rươi biển ở nước ta xuất hiện vào giai đoạn tháng 5 - 6 và tháng 10 - 11 trong năm - Ảnh minh họa: Internet

Thân loài rươi có màu hồng nhạt, sắc xanh lam có ánh kim, hình ống gồm nhiều đốt với độ dài từ 4cm – 7 cm. Rươi là món ăn hiếm, xuất hiện vài ngày trong năm và thường được chế biến thành các món chả rươi, mắm rươi, nem rươi, rươi kho…

Theo Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Viện dinh dưỡng quốc gia, 100g rươi sẽ cung cấp 81,9 lượng nước; 89kcal; 12,4g protein; 4,4g lipid; 66mg canxi; 1,80mg sắt; 57mg phốt pho.

Rươi thường sinh sống ở các vùng nước lợ tại các tỉnh phía Bắc - Ảnh minh họa: Internet

Là món ăn quý hiếm và mang lại giá trị lợi nhuận cao nên người dân một số tỉnh phía bắc thường đợi thời điểm rươi vào mùa để đi đánh bắt. Loài vật này ưa nhiệt độ lạnh từ 1 – 8 độ C nên sau khi thu hoạch, người dân phải liên tục ướp đá để rươi sống được trong thời gian dài.

Bà bầu có ăn được rươi không?

Rươi là món ăn hiếm theo mùa nên ai cũng muốn một lần thưởng thức các món ăn chế biến từ rươi. Thắc mắc có được ăn rươi trong thai kỳ cũng là câu hỏi chung của nhiều chị em.

Theo các chuyên gia, bà bầu có thể ăn được rươi. Tuy nhiên, tác hại của nguồn thực phẩm này nhiều hơn lợi ích mà chúng đem lại đối với sức khỏe mẹ và bé.

Nhiều bà bầu vẫn muốn được thưởng thức các món ăn từ rươi - Ảnh minh họa: Internet

Đặc điểm sinh sống ở môi trường nước lợ, đầy bùn cát của rươi khiến cơ thể dễ nhiễm một số vi khuẩn gây bệnh như E.coli, Salmonella cùng các vi khuẩn đường ruột gây bệnh nghiêm trọng khác. Bà bầu ăn rươi có nguy cơ bị tiêu chảy, nhiễm khuẩn hệ thiêu hóa. Nghiêm trọng hơn, bà bầu ăn phải rươi đã chết có nguy cơ bị ngộ độc, đầy bụng, khó tiêu, gây tiêu chảy cấp đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Thành phần chất đạm trong rươi khá cao, chiếm đến 12,4% tổng giá trị dinh dưỡng khiến những bà bầu có cơ địa bị dị ứng hoặc từng bị dị ứng đạm rươi mắc chiệu trứng này nặng hơn. Trên thực tế, thành phần đạm của rươi khác với đạm thịt gà, cá hay thịt bò nên dễ khiến người ăn bị dị ứng.

Bà bầu ăn rươi được nhưng có thể gây nguy cơ đầy bụng, tiêu chảy, dị ứng - Ảnh minh họa: Internet

Đối với những bà bầu có cơ địa bình thường, tiêu thụ đạm rươi vẫn có nguy cơ gây khó tiêu, đầy bụng, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa và sự phát triển bình thường của thai nhi. Nhiều trường hợp bà bầu ăn rươi có dấu hiệu nổi ban, đau đầu, nôn ói, tiêu chảy… kèm những triệu chứng bất thường về sức khỏe khác.

Có thể thấy, rươi là đặc sản ở nước ta với lượng đạm cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn được món ăn này. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé, bà bầu không nên ăn rươi trong suốt thai kỳ.