Bà bầu ăn na có thật sự tốt?
Thành phần óc trong quả na tốt cho bà bầu
Theo nghiên cứu, dinh dưỡng trong quả na có khả năng làm giảm nguy cơ sảy thai và giảm mức độ của các cơn đau khi chuyển dạ. Quan trọng hơn nữa, bà bầu ăn na còn có thể cải thiện hệ thống miễn dịch, tăng cường Protein, a-xít béo Omega-6 hỗ trợ sự phát triển cấu trúc não bộ và hệ thống thần kinh của trẻ, đồng thời cũng cung cấp các vitamin và khoáng chất khác giúp bé lớn nhanh, khỏe mạnh.
Bà bầu quả na thường xuyên có thể “hạn chế” được chứng ốm nghén trong những tháng đầu của thai kỳ, giảm thiểu các cơn buồn nôn, hoa mắt và chóng mặt, cảm giác tê chân cũng như điều chỉnh tâm ký cho mẹ. Ngoài ra dinh dưỡng trong quả na còn kích thích tuyến sữa hoạt động, tăng nguồn sữa mẹ sau khi sinh.
Ăn na thường xuyên có thể làm tăng nguồn sữa mẹ, có khả năng làm giảm nguy cơ sẩy thai và giảm mức độ của các cơn đau đẻ,na còn là một nguồn cung cấp đồng dồi dào. Phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên sử dụng khoảng 1000 micro gam đồng mỗi ngày. Thiếu đồng có thể làm tăng nguy cơ sinh non.
Ngoài ra ăn na còn giúp ổn định hệ tim mạch: Lượng natri và kali cân bằng trong na góp phần điều chỉnh mức huyết áp và nhịp tim. Ngoài ra hàm lượng chất chống oxy hóa và vitamin C dồi dào trong loại trái cây này có thể hỗ trợ ngăn ngừa các gốc tự do tấn công cơ thể, tăng sức đề kháng, tác động tích cực đến tim và cải thiện chức năng tim mạch.
Ăn na giúp khỏe cho mẹ, lợi cho bé: Vitamin A và C có trong quả na có vai trò quan trọng trong sự phát triển mắt, da, tóc và mô máu của thai nhi. Đồng thời na giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, hệ thần kinh và rất có lợi cho sự phát triển não của đứa trẻ.
Đặc biệt, quả, lá, cây, hạt và rễ na đều có những công dụng hết sức đặc biệt. Hạt na có tác dụng thanh can, giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng, thường được dùng để diệt côn trùng, chấy rận. Lá na dùng trị sốt rét, mụn nhọt sưng tấy, rễ và vỏ dùng trị ỉa chảy và trục giun.
Những điều bà bầu cần lưu ý khi ăn na
Quả na có nhiều ích lợi cho sức khỏe, nhưng cũng giống như tất cả các loại quả khác, mẹ cần chú ý một số điểm sau khi ăn na:
- Chỉ nên ăn những quả na đã chín. Na chưa chín ăn sẽ có vị chát và có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa
- Hạt của qua na có độc. Vì vậy mẹ nên cẩn thận để không nuốt hạt na hay cắn vỡ hạt na khi ăn na
- Đối với những bà bầu không may mắc bệnh tiểu đường thì cũng không nên ăn nhiều na bởi trong na có hàm lượng đường tương đối nhiều.
Hi vọng bài viết sẽ đem lại cho sức khỏe các bà bầu những kinh nghiệm bổ ích.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.