Thành phần dinh dưỡng có trong măng

Trước khi tìm hiểu kỹ vấn đề bà bầu có ăn được măng không bài viết sẽ cung cấp cho người đọc chi tiết những dưỡng chất có trong nguồn thực phẩm này:

Măng tươi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể (sắt, photpho, canxi, protein thực vật,…). Đặc biệt là hàm lượng chất xơ cao hỗ trợ đường tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đồng thời ngăn ngừa hiệu quả tình trạng táo bón và phù hợp với những người muốn giảm cân.

Măng tây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên bà bầu cần cân nhắc trước khi sử dụng loại thực phẩm này - Ảnh minh họa: Internet
  • Trong 100g măng tre chứa đến 92g nước – 1,7g protid – 1,7g glucid – 4,1g chất xơ
  • Trong 100g măng nứa tươi có đến 92g nước - 1,9g protid – 1,7g glucid – 3,9g chất xơ
  • Trong 100g măng vầu tươi có đến 91g nước - 1,4g protid – 2,5g glucid – 4,5g chất xơ
  • Trong 100g măng ngâm chua có đến 92,8g nước - 1,4g protid – 1,4g glucid – 4,1g chất xơ
  • Trong 100g măng khô có đến 23g nước - 13g protid – 2,1 lipid – 21,5g glucid – 36g chất xơ

Bà bầu có ăn được măng không?

Bà bầu có ăn được măng không là thắc mắc của rất nhiều người. Trên thực tế trong măng chứa khá nhiều độc tố, nguy hiểm nhất đó là glucozit sản sinh ra acid xyanhydric. Khi bà bầu ăn nhiều măng, glucozit vào dạ dày bị phân hủy tạo thành acid xyanhydic và biểu hiện bên ngoài dưới dạng dịch nôn.

Giải đáp đầy đủ và chi tiết nhất cho câu hỏi bà bầu có ăn được măng không? - Ảnh minh họa: Internet

Các chuyên gia cho rằng bà bầu ăn măng cần chú ý ăn với mức độ vừa phải để tránh gây ra các tác hại xấu ảnh hưởng đến sức khỏe, cụ thể:

  • Tuyệt đối không ăn măng tươi, nếu măng khô cần phải rửa kỹ 4 – 5 lần nước. Ngâm muối trước khi sơ chế để loại bỏ các bụi bẩn. Đặc biệt chỉ nên ăn khoảng 1 – 2 lần/tháng, mỗi lần 200g là vừa đủ.
  • Riêng đối với người bình thường nên làm sạch và sơ chế măng trước khi sử dụng. Ăn khoảng 2 – 3 lần/tháng là đủ, mỗi lần 300g.

Tác hại khi bà bầu ăn măng

Gây thiếu máu

Thông thường khi mang thai bà bầu cần thường xuyên bổ sung hàm lượng sắt cho cơ thể để hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, khi ăn măng bà bầu có nguy cơ bị thiếu sắt. Bởi măng chứa chất làm hạn chế sự hình thành máu.

Bà bầu ăn nhiều măng tươi hay măng khô trong thời kỳ mang thai gây ra tình trạng thiếu máu - Ảnh minh họa: Internet

Đặc biệt là độc tố cyanide trong măng tươi ảnh hưởng xấu tới chuỗi hô hấp. Đồng thời vô hiệu hóa enzym sắt khiến bà bầu bị thiếu oxy gây ra tình trạng thiếu máu.

Đầy bụng và khó tiêu

Trong măng tươi chứa khoảng 2.56% thành phần là chất xơ. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề đầy hơi và khó tiêu ở bà bầu. Nhất là đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, ăn măng dễ khiến tình trạng ợ hơi, đầy bụng trở lên trầm trọng hơn.

Gây ngộ độc

Một số trường hợp bà bầu ăn măng còn dẫn đến ngộ độc kèm theo các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, khó thở, hạ huyết áp,… nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong. Tuy nhiên chưa có bất kỳ nghiên cứu nào cụ thể xác định việc bà bầu ăn măng khiến thai nhi nhiễm độc.

Việc ăn quá nhiều măng trong thời kỳ mang thai có thể gây ra tình trạng ngộ độc và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bà bầu - Ảnh minh họa: Internet

Bà bầu có được ăn măng khô không?

Măng khô được rất nhiều bà bầu lựa chọn đưa vào trong thực đơn bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, đây là nguồn thực phẩm tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bà bầu.

Cụ thể là theo kết quả giám sát an toàn thực phẩm ở 1 số sản phẩm măng khô cho thấy lượng hóa chất tồn dư cao gấp trăm lần so với tỷ lệ WHO khuyến cáo. Bởi nó thường được bảo quản bằng cách xông hơi hoặc tẩm ướp SO2. Chất này có thể gây ra tình trạng ngộ độc với các biểu hiện kèm theo như nôn ói, ung thư…

Nếu muốn ăn măng khô bà bầu cần bảo đảm khâu chế biến kỹ lưỡng và sạch sẽ để loại bỏ bớt các độc tố có trong măng - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, măng khô còn không an toàn bằng măng tươi. Do đó nếu bà bầu muốn sử dụng loại thực phẩm này cần tìm đến các cơ sở bán măng khô uy tín và xơ chế măng thật kỹ trước khi đem chế biến.

Bà bầu có được ăn măng chua không?

Bên cạnh thắc mắc bà bầu có ăn được măng không nhiều người cũng muốn biết bà bầu ăn măng chua có gặp phải vấn đề gì nguy hiểm đến thai nhi hay không? Trên thực tế, măng chua qua quá trình sơ chế cẩn thận và luộc lại nhiều lần thì độc tố sẽ giảm bớt đi đáng kể.

Tuy nhiên vẫn còn những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe bà bầu. Bởi hàm lượng glucozit thông qua hoạt động tiêu hóa hình thành nên axit Xyanhydric sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ.

Sau giai đoạn 3 tháng đầu mẹ bầu có thể ăn măng chua. Tuy nhiên bất kì thực phẩm nào khi hấp thụ với số lượng quá nhiều vào cơ thể đều không tốt. Chính vì vậy bà bầu không nên ăn măng thường xuyên mà cần sử dụng ở mức độ phù hợp.

Hướng dẫn cách sơ chế măng tươi

Mẹ bầu có thể tham khảo các cách sơ chế măng tươi sau đây để hạn chế tối đa lượng độc tố có trong măng:

Hướng dẫn chi tiết cách sơ chế măng tươi cho bà bầu - Ảnh minh họa: Internet
  • Cách 1: Đầu tiên, bóc vỏ măng rồi luộc khoảng 2 - 3 lần, để mở vung. Sau khi vớt măng ra, ngâm măng trong nước gạo trong vòng 2 ngày. Nhớ phải thường xuyên thay nước gạo 2 lần/ngày để tránh độc tố còn ngấm lại vào măng.
  • Cách 2: Bà bầu có thể cho thêm một nắm rau ngót vào nồi luộc chung với măng đã rửa sạch và cắt nhỏ. Khi măng chín thì đổ hết nước và cho thêm nước lạnh vào. Sau đó vớt hết lá ngót ra rồi bắt đầu chế biến các món ăn từ măng.
  • Cách 3: Cho măng tươi cả vỏ vào trong nồi, thêm một vài trái ớt bỏ hạt và cho nước gạo vào tiến hành đun sôi. Sau khi tắt bếp, mẹ bầu vớt măng để nguội rồi mới bắt đầu bóc vỏ và rửa lại bằng nước sạch.

Một số lưu ý khi bà bầu ăn măng

  • Hàm lượng chất cyanide trong măng tương đối cao. Do đó, khi ăn măng, bà bầu nên chú ý khâu chế biến để loại bỏ bớt lượng chất độc nguy hiểm bằng cách ngâm và luộc kỹ măng trước khi ăn.
  • Bà bầu nên hạn chế tối đa ăn măng tươi vì trong măng tươi còn chứa nhiều độc tố chưa được loại bỏ hết.
  • Khi ăn măng khô bà bầu cần ngâm nước muối ít nhất 6 tiếng để loại bỏ bụi bẩn và độc tố còn sót lại. Sau đó rửa kỹ lại với nước sạch khoảng 4 - 5 lần.
  • Không nên dùng nước ngâm và luộc măng vì chứa nhiều độc tố gây hại cho sức khỏe bà bầu
  • Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể bà bầu chưa thích nghi được với  sự thay đổi của việc mang thai. Do đó không nên sử dụng măng khô trong thực đơn hàng ngày vì có thể gây ra các triệu chứng như đầy hơi, no lâu, khó tiêu…

Bài viết trên đã giải đáp thỏa đáng cho câu hỏi bà bầu có ăn được măng không. Có thể thấy, trong thời kỳ mang thai bà bầu tốt nhất cần hạn chế tối đa số lượng măng tiêu thụ vào trong cơ thể để đảm bảo sức khỏe được tốt hơn.