Bà bầu ăn khoai lang như thế nào để tốt cho cả mẹ và bé?
Khoai lang là loại thực phẩm quen thuộc hằng ngày đối với chúng ta, chúng là nguồn dinh dưỡng chứa nhiều chất xơ, vitamin, canxi, cùng các nguyên tố vi chất khác.
So với các loại thực phẩm khác, giá trị dinh dưỡng của khoai lang vượt trội hơn hẳn. Vì vậy, bà bầu ăn khoai lang là cách tuyệt vời để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết này.
Bên cạnh đó, điểm đặc biệt của khoai lang là thành phần choline dồi dào tương tự như trong thịt, cá. Thành phần này hỗ trợ phát triển trí não thai nhi, tác động đến vùng ghi nhớ giúp bé học tập tốt hơn trong tương lai.
Có nhiều giống khoai lang khác nhau như khoai lang mật, khoai lang tím, khoai lang trắng... trong đó khoai lang mật là giống khoai có hàm lượng chất dinh dưỡng và khoáng chất dồi dào tốt cho sức khoẻ con người.
Bà bầu ăn khoai lang có tốt không?
Trong giai đoạn mang thai, chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi và sức khoẻ của mẹ. Vì vậy, bà bầu ăn khoai lang là lựa chọn hoàn hảo cho sức khoẻ của mẹ và bé.
Khi ăn khoai lang, phụ nữ mang thai sẽ nhận được những lợi ích “thần kỳ” sau:
Phòng ngừa táo bón hiệu quả
Táo bón là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở bà bầu, gây khó chịu và cảm giác đau đớn mỗi khi đi vệ sinh. Do khoai lang chứ nhiều chất xơ và axit amin giúp kích thích hệ tiêu hoá tốt hơn, nhờ vậy giúp nhuận tràng và ngừa táo bón hiệu quả.
Kiểm soát cân nặng
Trong 100g khoai lang có chứa 25g tinh bột, nhờ đó mà chỉ cần ăn một củ khoai lang là mẹ bầu đã có nguồn năng lượng dồi dào cho một ngày bận rộn của mình. Ăn khoai lang sẽ giúp chúng ta có cảm giác no lâu từ đó hạn chế lượng thực phẩm nạp vào cơ thể, tránh tình trạng ăn quá nhiều.
Giảm ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ
Thành phần vitamin B6 trong khoai lang khôn chỉ giúp thai nhi phát triển mà còn loại bỏ những cơn ốm nghén triền miên của phụ nữ mang thai. Theo các chuyên gia, bà bầu nên bổ sung mỗi ngày 1,9 mg vitamin B6.
Phòng ngừa tiểu đường thai kỳ
Tuy có vị ngọt nhưng lượng đường trong khoai lang không chuyển hoá trực tiếp thành đường trong máu. Nhờ vào chất beta caroten trong khoai lang, nó sẽ có khả năng cân bằng lượng đường trong máu, còn chất xơ hoà tan sẽ giúp cơ thể mẹ bầu hạ thấp lượng đường và cholesterol xấu, phòng bệnh tiểu đường hiệu quả.
Tăng cường sức đề kháng
Sức đề kháng suy yếu của mẹ bầu khiến chúng ta dễ mắc phải các bệnh cảm cúm, viêm nhiễm. Bà bầu ăn khoai lang giúp hấp thụ các vitamin A, C, beta caroten để tăng cường hệ miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, giảm viêm nhiễm trong mô tế bào và mô thần kinh.
Phòng ngừa bệnh viêm khớp
Beta cryptoxanthin có trong khoai lang là chất giúp chống lại những bệnh thường gặp liên quan đến khớp như viêm khớp, thấp khớp. Việc bổ sung khoai lang còn giúp cho mẹ bầu cải thiện và tăng cường sức khỏe xương khớp khá nhiều. Vitamin C có trong khoai lang cũng hỗ trợ làm giảm đi những hệ quả mà bệnh viêm khớp gây ra.
Bà bầu ăn khoai lang tốt cho trí não thai nhi
Ngoài trứng và thịt, khoai lang là một trong số những thực phẩm có nguồn choline dồi dào. Choline đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí não của thai nhi, ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực ghi nhớ và học tập. Hơn nữa, tăng cường choline khi mang thai còn giúp giảm nguy cơ dị tật thai nhi.
Giúp tăng cân thai nhi hiệu quả, đặc biệt là giai đoạn cuối thai kỳ
Trong những tuần cuối thai kỳ, mẹ bầu nên bổ sung khoai lang trong thực đơn hằng ngày của mình. Vitamin B6 trong khoai lang giúp thúc đẩy quá trình phát triển tế bào máu, giúp thai nhi phát triển toàn diện. Điều này giúp cho mẹ bầu không tăng cân quá mức mà vẫn đảm bảo thai nhi tăng cân đều đặn.
Bà bầu ăn khoai lang như thế nào để tốt cho cả mẹ và con?
Tuy khoai lang là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng khi sử dụng chúng ta cũng cần lưu ý những vấn đề sau để có thể hấp thụ toàn bộ chất dinh dưỡng nói trên.
Thời điểm ăn khoai lang tốt nhất là vào ban ngày, tầm buổi trưa là tốt nhất:
Bà bầu ăn khoai lang luộc mỗi ngày và nên ăn vào buổi sáng hoặc buổi trưa. Nguyên nhân là do cơ thể mất khoảng 4 – 5 tiếng mới tiêu thụ hết lượng canxi trong khoai lang. Ăn vào thời điểm này sẽ giúp cơ thể hấp thụ toàn bộ canxi trước bữa tối, nên sẽ không ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng hay canxi mà bạn nạp vào từ những thực phẩm khác.
Ăn khoai lang vào buổi tối còn có thể khiến bạn dễ bị đầy bụng vào buổi tối.
Bà bầu cũng nên ăn khoai lang luộc hơn là nướng hoặc chiên để đảo bảo chất dinh dưỡng trong khoai lang còn nguyên vẹn, không làm giảm thành phần chống oxy hoá của khoai.
Đảm bảo khoai lang đã được nấu chín vì màng tinh bột bên ngoài khoai lang nếu chưa được làm chín có thể dẫn tính tình trạng đầy hơi, ợ nóng, buồn nôn.
Nên kết hợp khoai lang cùng với các loại thực phẩm khác: Tuy mẹ bầu ăn khoai lang rất tốt nhưng chúng ta không nên chỉ ăn mỗi khoai lang sẽ dẫn tới tình trạng cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Mẹ nên kết hợp ăn khoai lang cùng các món rau xanh, củ, quả, thịt gà, thịt heo… để đảm bảo bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, tăng khả năng hấp thu và thúc đẩy sự hấp thu các vitamin.
Không lạm dụng ăn quá nhiều: Do hàm lượng vitamin A trong khoai lang khá cao nên mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng khoai lang vừa phải mỗi ngày. Dư thừa vitamin A có thể gây sảy thai, dị tật thai nhi, thai chết lưu…
Không ăn cùng với thực phẩm lên men: Hàm lượng protein trong khoai lang nếu kết hợp với thực phẩm có vị chua như củ cải muối, dưa chua sẽ sản sinh a-xít, gây khó chịu cho dạ dày.
Không ăn khoai lang khi đói: Lượng đường trong khoai sẽ làm tăng tiết dịch vị nếu ăn lúc đói, gây nóng ruột, ợ chua, chướng bụng khó chịu và giảm sự ngon miệng cho bữa ăn sắp đến.
Nếu mẹ thuộc một trong các trường hợp sau, đừng nên ăn khoai lang hoặc ăn những không nên ăn thường xuyên:
Mẹ bầu bị bệnh thận: Trong khoai lang chứa nhiều chất xơ, vitamin A, kali… những mẹ bầu bị bệnh thận ăn nhiều khoai lang sẽ gây ra những tác hại khôn lường như rối loạn nhịp tim, yếu tim… do chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa ra khỏi cơ thể bị hạn chế.
Mẹ bầu bị viêm loét dạ dày: Với những mẹ bầu bị viêm loét dạ dày hay có vấn đề về tiêu hóa, nếu ăn khoai lang sẽ bị đầy hơi, chướng bụng, tăng tiết dịch vị…
Như vậy, mẹ bầu bổ sung khoai lang trong giai đoạn mang thai là cực kỳ có lợi. Kết hợp chế độ dinh dưỡng đầy đủ và chế độ nghỉ ngơi, vận động hợp lý sẽ giúp cho mẹ bầu có một thai kỳ khoẻ mạnh. Hy vọng bài viết cung cấp đầy đủ thông tin cách mẹ bầu ăn khoai lang tốt cho cả mẹ và con.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.