Hút khói bếp

Trong quá trình nấu ăn thường sẽ sản sinh ra khói bếp khiến những đồ vật xung quanh bị ám mùi khói dầu, tường bếp chuyển sang màu vàng. Mặc dù rất nhiều các gia đình hiện nay có trang bị máy hút mùi trong bếp nhưng vẫn khó tránh khỏi hiện tượng này. Nếu không được xử lý kịp thời mùi khói dầu sẽ khiến bếp luôn có mùi hôi khó chịu.

Sử dụng lõi ngô phơi khô là cách rất hiệu quả để hút mùi. Chỉ sau 1 đêm đặt chúng trong phòng bếp bạn sẽ thấy mùi khói bếp biến mất. Lõi ngô cũng chuyển từ màu trắng sang màu nâu đen. Điều này là nhờ vào khả năng hấp thụ các tạp chất và hơi nước cực tốt của lõi ngô.

 Sau 1 đêm đặt chúng trong bếp bạn sẽ thấy mùi khói bếp biến mất. Nguồn:Internet

Loại bỏ mùi hôi nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh được cho là nơi bẩn nhất trong nhà bởi môi trường ẩm ướt dễ khiến các vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. Bên cạnh đó, chất thải của con người có chứa amoniac hay mùi từ cống thoát nước bốc lên cũng khiến nhà vệ sinh có mùi hôi khó chịu.

Vào những ngày thời tiết nắng nóng mùi hôi sẽ còn khó chịu hơn dù bạn thường xuyên lau chùi, dọn dẹp.

Trong trường hợp này nếu nhà bạn có lõi ngô thì hãy sấy khô rồi đặt nó vào trong nhà tắm, mùi hôi sẽ được hút hết. Nếu có dầu gió bạn cũng có thể rắc một ít lên trên, không gian trong nhà tắm sẽ thơm mát hơn lại còn có tác dụng đuổi muỗi.

Hấp thụ formaldehyde

Ở những ngôi nhà mới sơn xong, hàm lượng khí formaldehyde khá cao. Với nồng độ trên 0,1mg/kg không khí, nếu hít phải khí formaldehyde có thể kích thích mắt, làm chảy nước mắt, đau đầu, cảm giác nóng trong cổ họng và khó thở. Vậy nên việc sử lý hợp chất này trước khi chuyển đến ở là rất cần thiết.

Vì lõi ngô có tính hấp thụ tốt nên bạn có thể sử dụng chúng để hấp thụ khí formaldehyde. Bạn chỉ cần đặt nhiều lõi ngô sấy khô vào trong phòng khoảng 2 tuần, mùi sơn mới sẽ biến mất hoàn toàn.

Trồng hoa

Trong trồng cây lõi ngô cũng mang đến nhiều lợi ích. Cụ thể nó giúp cây trồng phát triển tốt, đất trong chậu tơi xốp và thoáng khí hơn, không lo bị nén đất.

Trước tiên bạn phơi khô lõi rồi cắt thành từng miếng nhỏ, lót một lớp dưới đáy chậu hoa rồi mới cho đất vào trồng.

Làm như vậy thì mỗi lần bạn tưới nước cho cây đất sẽ nhanh ráo, không bị đọng lại quá nhiều, tránh gây ngập úng – nguyên nhân khiến rễ cây dễ bị thối, vi khuẩn gây hại cho cây phát triển. Từ đó, cây cũng phát triển xanh tốt hơn.

Trồng nấm

Nếu thích ăn nấm bạn cũng có thể tự trồng tại nhà nhờ lõi ngô. Bạn phơi khô lõi ngô và xay nhỏ, thêm lượng phụ liệu thích hợp như thạch cao cám mì, khuấy với nước vôi trong cho tích tụ và lên men. Sau khi lên men cho vào bao cùng với vi khuẩn, đặt trong tủ nơi bán tối, ẩm và thoáng để trồng nấm. Cách trồng nấm này không có dư lượng thuốc, nấm tươi còn có thể ăn bất cứ lúc nào.