"Vượt cạn" luôn là quá trình khiến thai phụ mệt mỏi và kiệt sức nhất trong suốt thai kỳ, đặc biệt sinh mổ được coi là một ca đại phẫu đụng chạm ổ bụng gây nguy hiểm cho bà bầu. Bởi, sau sinh, thai nhi được lấy ra khỏi bụng mẹ khiến áp lực vùng bụng giảm đi, sự co bóp của ruột cũng giảm, do vậy sản phụ dễ bị táo bón hơn bình thường. Vì thế, thực đơn hàng ngày cho bà mẹ sau sinh khi sinh mổ cần được đặc biệt quan tâm. Theo đó, cần bổ sung dinh dưỡng để cơ thể nhanh chóng bình phục, đồng thời ăn gì lợi sữa sau sinh mổ cũng là điều được chị em bận tâm.

Tuy vậy, không phải sản phụ cứ ăn nhiều, tẩm bổ nhiều "sơn hào hải vị" là sẽ nhanh chóng phục hồi vết mổ. Điều quan trọng là bạn cần một chế độ ăn uống hợp hợp lý và đúng khoa học. Từ đó, bài viết sẽ gợi ý cho các chị em một thực đơn sau sinh mổ, giúp sản phụ nhanh chóng lành sẹo và lợi sữa.

Sau khi sinh mổ, thai phụ cần một thực ăn bổ dưỡng để mau chóng lành vết thương và lợi sữa cho bé. (Ảnh minh họa: Internet)

Các vấn đề mẹ sinh mổ thường gặp phải sau ca "vượt cạn"

Mất nhiều thời gian phục hồi vết mổ

Thông thường, sau khi sinh mổ, người mẹ phải mất hơn 1 tuần để vết thương liền chắc, 2 đến 3 tháng đề tạo sẹo. Theo đó, cảm giác đau nhức ở vết mổ sẽ thỉnh thoảng xuất hiện khi chúng được 1 năm, còn vết khâu khi sinh thường chỉ mất khoảng 1 tháng để phục hồi.

Táo bón

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng táo bón sau sinh mổ gồm ảnh hưởng từ thuốc kháng sinh, mất nước, nhu động tiêu hóa giảm làm phân đi chuyển khó, chế độ ăn uống và vận động chưa hợp lý.

Sữa về chậm

Do mẹ không được cho con bú ngay mà phải đợi ít nhất 2 tiếng ở phòng hồi sức. Cảm giác đau đớn ở vết mổ, ảnh hưởng từ thuốc gây tê và thuốc kháng sinh cũng làm sữa về chậm hơn, đôi khi là mất sữa tạm thời.

Ăn gì để nhanh lành sẹo, lợi sữa cho sản phụ sau khi sinh mổ?

Chỉ nên ăn đồ ăn nhẹ hoặc ăn chay trong 6 tiếng sau khi sinh mổ, bởi thời điểm này đường ruột bị động chạm làm cho hoạt động của ruột bị giảm, dạ dày bị ức chế, do đó sản phụ không nên ăn quá nhiều hoặc ăn những thực phẩm khó tiêu dễ gây ra táo bón, gây ra đầy hơi chướng bụng, ảnh hưởng đến tinh thần sức khỏe.

Thực đơn cho thai phụ sinh mổ cần đa dạng và đầy đủ chất dinh dưỡng. (Ảnh minh họa: Internet)

Ăn đa dạng các loại thực phẩm thay vì quá kiêng cữ. Ngoài ra, sau sinh mổ, cơ thể bị mất một lượng máu lớn, để vết thương mau lành và tái tạo máu cho cơ thể, thai phụ cần ăn các loại thịt nhiều đạm (lợn, bò, gà,...). Bên cạnh đó, để tránh việc bị táo bón, bà bầu sau khi sinh mổ nên ăn các loại rau có tính mát, nhiều chất xơ như rau ngót, đọt khoai lang, rau mồng tơi, bí đao..

Uống từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày để tạo sữa cho con bú. Đồng thời, ngoài nước lọc, thai phụ có thể uống thêm nước canh, nước hoa quả hoặc bất kể dạng chất lỏng nào mà bạn thích.

Thai phụ nên bổ sung 1 cốc sữa hoặc các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai... mỗi ngày, nhằm bổ sung canxi giúp xương và răng của mẹ và bé chắc khỏe.

Trong thời gian 2 đến 4 tuần sau sinh mổ, chị em sẽ ra sản dịch. Do vậy, một số thực phẩm như tôm, rau ngót có tác dụng giúp tử cung nhanh chóng co lại, đồng thời đẩy các chất dịch còn ứ đọng trong tử cung ra ngoài.

Khi chế biến món ăn, chị em cần ăn uống đồ nóng ấm để giúp sữa nhanh về. Thực phẩm ăn buổi nào hết buổi đó, không ăn đồ để qua đêm hoặc thức ăn lưu nhiều ngày dễ bị ngộ độc đau bụng, ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Mẹ bầu sau khi sinh mổ nên kiêng ăn gì?

Nên hạn chế các thực phẩm có tính lạnh, vị tanh để khiến vết mổ mau lành. (Ảnh minh họa: Internet)

Sản phụ sau sinh cần tránh các thực phẩm có tính lạnh, vị tanh (cua, cá, ốc hến) bới chúng có thể gây đông máu, khiến vết mổ lâu liền. Ngoài ra, sản phụ nên kiêng ăn rau muống, lòng đỏ trứng gà vì nó sẽ làm tăng tính tạo mũ ở vết thương.

Hạn chế các thực phẩm dễ gây đầy hơi, chướng bụng như: Tinh bột, sữa đậu nành, đường..

Không ăn các thực phẩm, đồ ăn cay nóng như: hành, tỏi, ớt, hạt tiêu,... vì chúng có thể thay đổi mùi sữa, khiến bé cảm thấy khó chịu.

Ngoài vấn đề dinh dưỡng, thai phụ còn cần giữ một tinh thần lạc quan, vui vẻ để có nguồn sữa dồi dào, đạt chất lượng tốt.