Đậu phụ là một món ăn phổ biến, dễ ăn và có thể chế biến thành nhiều món ngon vậy nhưng ăn đậu phụ có tốt không?

Thành phần dinh dưỡng của đậu phụ

Bài viết trên website của Bệnh viện Đa khoa Vinmec đã chỉ ra, đậu phụ là một loại đạm thực vật được làm từ đậu nành sau khi ngâm, nghiền nát và nấu chín. Từ sữa đậu nành lỏng sẽ đặc lại để trở thành đậu phụ. Đậu phụ có hàm lượng carb thấp, không chứa bơ sữa động vật, gluten hay cholesterol. Đây là món thuần chay rất phổ biến đối với những người có chế độ ăn chuyên biệt.

Thành phần dinh dưỡng trong 100g đậu phụ có:

  • Năng lượng: 318 kJ (76 kcal)
  • Carbohydrate: 1,9 g

Đậu phụ là một loại thực phẩm ít carbohydrate.

  • Chất béo: 4,8 g (trong đó có 0,7 g chất béo bão hòa)

Hầu hết dinh dưỡng trong đậu phụ là chất béo không bão hòa đa có lợi cho tim mạch, còn chất béo không bão hòa đơn ở mức độ thấp hơn.

  • Chất đạm: 8,1 g

Đậu phụ là nguồn protein tuyệt vời, chứa 9 axit amin thiết yếu, nên nó có thể thay thế thịt. Nhiều người ăn chay sử dụng đậu phụ làm protein chính trong bữa ăn và chế biến theo nhiều cách khác nhau để tránh nhàm chán.

  • Chất xơ: Khoảng 1,9 g
  • Chất khoáng: Canxi (35%) 350 mg; Sắt (42%) 5,4 mg; Magiê (8%) 30 mg và Natri (0%) 7 mg

Đậu phụ là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời và một nguồn sắt tốt, cũng như đáp ứng 5% nhu cầu kali hàng ngày.

Ăn đậu phụ có tốt không?

Ăn đậu phụ đúng cách sẽ mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe.

Ăn đậu phụ có tốt không là băn khoăn của nhiều người

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, nhờ bảng thành phần dinh dưỡng phong phú, đậu phụ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, ví dụ như:

- Giúp hạn chế sự bùng phát của các cơn bốc hỏa và các triệu chứng khó chịu khác của thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh ở phụ nữ.

- Giảm thiểu nguy cơ mắc chứng béo phì, đái tháo đường nhờ công dụng kiểm soát tốt lượng đường huyết và làm giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể.

- Ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch: nhờ sự có mặt của Isoflavones do đậu hũ cung cấp sẽ giúp giảm thiểu đáng kể nồng độ cholesterol xấu toàn phần, triglycerides và LDL cholesterol trong máu. Qua đó giúp phòng tránh được các vấn đề tim mạch;

- Tăng cường sức mạnh cho hệ cơ xương khớp: trung bình cứ 80mg đậu nành được tiêu thụ mỗi ngày sẽ giúp làm tăng mật độ xương, phòng tránh hiện tượng tiêu xương, loãng xương nhất là khi cơ thể bước vào độ tuổi trung niên và giai đoạn tiền mãn kinh;

- Ăn đậu phụ giúp tăng cường trí nhớ và cải thiện chức năng não: đậu nành có tác dụng hạn chế các triệu chứng sa sút trí tuệ, tốt cho hoạt động của não bộ nhất là đối với phụ nữ từ 65 tuổi trở lên;

- Đậu hũ cũng là một sản phẩm giúp làm đẹp da, hạn chế sự hình thành các nếp nhăn và giúp da luôn trắng mịn, đàn hồi.

Như vậy có thể thấy đậu phụ là một món ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe và phù hợp với đại đa số khẩu vị của người dân.

Cần lưu ý khi ăn đậu phụ:Bài viết trên Báo Sức khỏe & Đời sống cho biết, dù đậu phụ là một thực phẩm lành mạnh, bạn cũng không nên ăn quá nhiều. Đậu nành cũng là chất gây dị ứng thực phẩm phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

Theo Đại học Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ, phản ứng dị ứng xuất hiện lần đầu tiên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, và nhiều trường hợp dị ứng phát triển mạnh hơn trong thời thơ ấu. Vì vậy, nên thận trọng khi sử dụng đậu nành cho trẻ nhỏ.