Âm đạo ra dịch nhầy bao lâu thì trứng rụng?
Nội dung bài viết
Ra chất nhầy bao lâu thì trứng rụng? Việc theo dõi chất nhầy tử cung là phương pháp khá chính xác giúp đoán biết được ngày rụng trứng đồng thời theo dõi khả năng sinh sản của người phụ nữ. Khi một người có khả năng sinh sản bình thường, dịch ở cổ tử cung sẽ có dạng lỏng, trơn và mỏng, tương tự như lòng trắng trứng. Trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, chất nhầy ở cổ tử cung sẽ liên tục thay đổi. Loại chất dịch này được xem là dấu hiệu của sự rụng trứng và không nên quá lo ngại. Cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết sau!
Khái niệm dịch nhầy
Dịch nhầy hay còn gọi là khí hư, một loại chất lỏng được cổ tử cung sản xuất ra trước ngày rụng trứng. Đây là khoảng thời gian bạn dễ thụ thai nhất. Chất nhầy này trong suốt, có độ đàn hồi và có thể bị chảy nước, tương tự như lòng trắng trứng.
Phụ nữ 20 tuổi thường xuất hiện dịch nhầy dài hơn phụ nữ 30 tuổi. Dịch nhầy này rất quan trọng trong việc thụ thai, do đó bạn hãy cố gắng để có thể gia tăng số lượng chất nhầy tử cung thông qua viết ngăn chặn mất nước và sử dụng các chất bổ sung để tăng lượng dịch nhầy hàng ngày. Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng góp phần tăng số lượng và chất lượng của dịch nhầy.
Ra dịch nhầy bao lâu thì trứng rụng?
Trứng đã rụng có dấu hiệu gì?
Đầu tiên, bạn sẽ nhận biết trứng rụng thông qua dấu hiệu dịch nhầy tử cung. Trong mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt, dịch nhầy tiết ra ở âm đạo sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Dựa vào dấu hiệu của dịch nhầy, các bạn có thể dự đoán được thời điểm rụng trứng, từ đó lên kế hoạch chuẩn bị thụ thai và tỷ lệ thành công rất cao.
Nếu trong thời kỳ rụng trứng, dịch nhầy sẽ có loãng hơn so với thông thường, lượng dịch nhầy cũng tiết ra nhiều hơn. Nguyên nhân là đây là khoảng thời gian tuyệt vời để thụ thai. Do đó, dịch nhầy sẽ lỏng hơn để tạo điều kiện cho tinh trùng di chuyển dễ dàng từ âm đạo vào tử cung.
Bên cạnh dấu hiệu rụng trứng qua dịch nhầy, bạn cũng có thể nhận biết rụng trứng qua các biểu hiện khác như:
- Nhiệt độ cơ thể thay đổi.
- Độ mềm mại của cổ tử cung thay đổi.
- Đau nhẹ vùng bụng dưới.
- Ngực đầy đặn, căng cứng hơn.
- Chướng bụng.
- Tăng ham muốn tình dục.
Chất nhầy xuất hiện bao lâu thì trứng rụng?
Sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt, lượng dịch nhầy cổ tử cung khá khô và ngăn cản tinh trùng xâm nhập vào cổ tử cung. Trong khoảng thời gian rụng trứng, dịch nhầy trở nên mỏng hơn, trắng như lòng trắng trứng và tinh trùng có thể đi qua dễ dàng.
Căn cứ vào tính chất dịch nhầy tử cung, bạn có thể dự đoán ngày rụng trứng. Dưới đây là các đặc điểm mà chị em cần chú ý:
- Ngày 1 - 5 của chu kỳ: Xuất hiện kinh nguyệt.
- Ngày 6 - 9 của chu kỳ: Dịch nhầy khô, ít, thậm chí không có.
- Ngày 10 - 12 của chu kỳ: Dịch nhầy mỏng, dính và trắng hơn.
- Ngày 13 - 15 của chu kỳ: Thời điểm này dễ thụ thai nhất, dịch nhầy mỏng, trơn, co giãn tốt, giống lòng trắng trứng.
- Ngày 16 - 21 của chu kỳ: Dịch nhầy dày, dính.
- Ngày 22 - 28 của chu kỳ: Dịch nhầy khô.
Theo đó, trứng rụng sẽ diễn ra từ ngày 11 đến 21 của chu kỳ kinh nguyệt. Nếu thấy dịch nhầy nhiều, loãng thì rất có thể trứng đang rụng. Tuy nhiên, nếu dịch nhầy tiết quá nhiều, như huyết trắng, có mùi hôi thì chị em cũng cần chú ý bởi có thể mắc bệnh phụ khoa.
Cách kiểm tra dịch nhầy tử cung
Chị em nên biết cách kiểm tra dịch nhầy để theo dõi sự thay đổi hàng ngày của cơ thể đồng thời giảm sát khả năng sinh sản. Cách kiểm tra như sau:
- Sau khi tắm xong, hãy lau xung quanh âm đạo để loại bỏ nước dư thừa, từ đó dễ quan sát sự xuất hiện của dịch nhầy cổ tử cung.
- Rửa sạch tay rồi nhẹ nhàng đưa 1 ngón tay vào âm đạo khoảng 1.25cm. Lưu ý tới màu sắc, kết cấu của chất lỏng. Nếu thấy nó trong, mỏng, co giãn và chảy nước thì rất có thể đây là thời điểm rụng trứng, rất dễ thụ thai.
Tóm lại, dịch nhầy cổ tử cung là một phần rất bình thường và hết sức tự nhiên của hệ sinh sản khỏe mạnh. Dịch nhầy âm đạo cũng hỗ trợ đắc lực cho quá trình thụ thai. Việc tìm hiểu ra dịch nhầy bao lâu thì trứng rụng sẽ giúp bạn tăng tỷ lệ thụ thai thành công. Tuy nhiên, nếu thấy biểu hiện bất thường trong dịch nhầy thì chị em nên đến gặp bác sĩ để phát hiện ra vấn đề ngay nhé!
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.