Ám ảnh đi ăn cưới bị ngộ độc thực phẩm hàng loạt, chuyên gia khuyến cáo 4 bước sơ cứu chuẩn nhất
Theo báo Người Lao Động, đến sáng 14/7, bệnh viện Đa khoa thị xã Buôn Hồ (tỉnh Đắk Lắk) đã tiếp nhận 77 bệnh nhân nghi bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cưới.
Trước đó tối 13/7, bệnh viện bắt đầu tiếp nhận các bệnh nhân vào cấp cứu với các triệu chứng đau bụng, nôn ói, tiêu chảy.
Các bệnh nhân cho biết trưa cùng ngày, họ đi ăn cưới tại 1 gia đình ở xã Chư Kbô (huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk).
Sau đó, số bệnh nhân tiếp tục nhập viện ngày càng đông hơn. Đến nay sáng nay, bệnh viện vẫn tiếp tục tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc thực phẩm.
"Hiện tại sức khỏe của 77 bệnh nhân tạm ổn định, không có bệnh nhân nào phải chuyển lên tuyến trên", bác sĩ Nhân cho biết thêm.
Ông Đặng Đình Sơn, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình (thị xã Buôn Hồ) cho hay bệnh viện này cũng đã tiếp nhận trên 50 bệnh nhân nhập viện cấp cứu do vụ ngộ độc sau khi ăn cưới.
Ngoài 2 bệnh viện trên, Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) cũng đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân trong vụ ngộ độc nói trên.
Trong khi đó, cùng ngày, tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, một vụ khác cũng nghi ngộ độc sau khi ăn cưới xảy ra với hơn 100 người.
Trước đó, vụ việc hàng trăm người ngộ độc sau khi đi ăn cưới tại nhà hàng The Adora Center (quận Tân Bình) lúc 17h30 ngày 30/6 đã gây "dậy sóng" dư luận.
Cụ thể, theo báo Nhịp Sống Việt, sau đám cưới về nhà cả phu phố một phen náo loạn vì ai cũng bảo mình bị đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt,...
Theo người dân không chỉ một vài người mà gần như cả khu phố có đến hàng chục người đều bị ngộ độc. Thậm chí, người dân cho biết nếu tính thêm những người ở xa cũng đi dự tiệc đám cưới tại nhà hàng trên vào tối 30/6 thì có rất nhiều nạn nhân khác, có nặng, có nhẹ, đều nhập viện sau đám cưới.
Sự việc đã khiến cô dâu chú rể đã đi đến từng nhà người thân ở xa để hỏi thăm sức khoẻ.
Trao đổi với Zing.vn mới đây, Giám đốc điều hành Adora Center Nguyễn Đình Nhân cho hay đại diện nhà hàng đã đi thăm hỏi các thực khách nhập viện do ngộ độc thực phẩm. Phía nhà hàng hỗ trợ toàn bộ viện phí cho bệnh nhân, trong đó có người ở xa nhất là TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Lỗ hổng quản lý an toàn thực phẩm trong vụ ngộ độc cùng với cách xử lý chậm trễ của nhà hàng đã khiến người dân cảm thấy vô cùng ám ảnh khi tới tiệc cưới chung vui với đôi uyên ương.
Tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra sau khi ăn, uống phải thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây độc, thức ăn bị ôi thiu… khiến người dân cảm thấy lo lắng khi tham dự các buổi tiệc tùng tại nơi đông người.
Ngộ độc thực phẩm nặng có thể dẫn tới tử vong, nhẹ cũng gây mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần cho người bệnh.
Vì vậy, tự bảo vệ mình là biện pháp thiết thực đầu tiên cần nghĩ tới, trong đó việc trang bị một số kiến thức về các bước sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm là việc làm cần thiết.
Khi chẳng may bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh thường có các biểu hiện buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đôi khi có kèm theo các triệu chứng phụ như nhức đầu, chóng mặt, đau cơ, khó thở... tùy theo nguyên nhân gây ngộ độc.
Khi thấy chính mình hoặc người thân có các dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm như đã kể trên, cần thực hiện các bước sơ cứu dưới đây:
- Gây nôn (nếu người bệnh không có biểu hiện nôn): Để hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể, biện pháp sơ cứu đầu tiên nên làm là kích thích để người bị ngộ độc nôn những thức ăn trong dạ dày ra ngoài. Có thể dùng tay đã rửa sạch đặt vào lưỡi người bệnh để kích thích gây nôn.
Nôn được càng nhiều thức ăn trong dạ dày ra càng tốt. Khi tiến hành gây nôn cho người bệnh, cần để người bệnh nằm nghiêng, kê hơi cao phần đầu để chất thải nôn ra không bị trào ngược vào phổi, không gây sặc cho người bệnh. Với người bệnh bị ngộ độc thực phẩm đã hôn mê thì không nên kích thích gây nôn vì sẽ dễ gây sặc, ngạt thở.
- Cho người bệnh uống nhiều nước và nghỉ ngơi: Sau khi người bệnh nôn và đi ngoài thì cơ thể sẽ bị mất nước. Chính vì vậy cần tiến hành bù nước cho người bệnh bằng cách cho uống nhiều nước lọc, uống nước oresol hoặc uống nước gạo rang để bù nước cho người bệnh.
- Gọi cấp cứu 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất: Dù đã tiến hành sơ cứu ban đầu nhưng bệnh nhân vẫn có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Vậy nên bệnh nhân cần được sự trợ giúp của nhân viên y tế bằng cách gọi cấp cứu 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
- Dể bù nước oresol an toàn: Pha dung dịch bù nước đúng theo khuyến cáo của bác sĩ. Chỉ sử dụng dung dịch đã pha trong 24 giờ, bảo quản kĩ tránh nhiễm bẩn, bởi, dung dịch có thể bị nhiễm khuẩn nếu để quá lâu và gây nguy hiểm cho người bệnh.
Khi nhiều người cùng bị ngộ độc, không cho các người bệnh uống chung nước, uống chung oresol vì có thể làm tăng tình trạng của những người bị nhẹ.
(Nguồn: Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai)
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm
Cây khế là loại cây có nhu cầu dinh dưỡng trung bình cao. Cây trưởng thành nên được bón phân...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...