1. Khổ ải vô biên, quay đầu là bờ

Quay đầu là bờ có nghĩa là dừng việc làm ác lại, xem mình là ai và đừng quên chính mình . Tất cả việc ác , nguyên nhân của khổ đau là quên chính mình chạy theo cảnh tiền tài danh lợi sắc đẹp ở ngoài. Nếu đã dĩ lỡ quên mình chạy theo những cám dỗ đó thì chỉ cần ngừng lại và xem mình là ai và đừng quên chính mình thì không tạo việc ác nữa . Để cảnh tỉnh như thế , người ta có câu : Biển khổ vô biên quày đầu là bờ . Bờ đây là bờ giác ngộ . Cũng như câu : chỉ cần quăn con dao đồ để trong tâm đi thì thành Phật tức khắc vậy . Giác ngộ là giác ngộ chính mình và không làm việc ác . Làm việc ác là bị trôi dạc vào biển khổ mênh mông không có bờ. Ngừng việc ác lại là giác ngộ là đến bờ bên kia vậy .


2. Không nghe lời người già, chịu thiệt ngay trước mắt

Người già đã trải qua nhiều chuyện, đi qua nhiều con đường, nếm trải nhiều cay đắng. Thế giới này đã tôi luyện họ trong những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. Điều đó khiến nhận thức của họ có chiều sâu, sự từng trải, nhìn thấu lẽ đời, thông suốt được vận mệnh.

Những người già đưa ra những lời khuyên răn bởi họ đã có một sự trải nghiệm, tích lũy, thậm chí là những bài học xương máu chứ không phải là không thức thời, không có cơ sở. Có những lúc, người lớn tuổi có cái nhìn khắt khe một chút, song tuổi trẻ khi tiếp nhận những lời chỉ bảo ấy cũng cần phải có góc nhìn chọn lọc riêng và khách quan. Điều quan trọng là người trẻ hiểu và làm theo những lời chỉ dạy ấy một cách phù hợp nhất mới thực sự là tuổi trẻ năng động và sáng tạo.

Trong xã hội nào cũng vậy, tuổi trẻ thường năng động, nhạy cảm với cái mới, dám nghĩ, dám làm. Nhưng nếu người trẻ quá tự tin vào những ưu điểm đó mà không chịu lắng nghe ý kiến của người lớn tuổi chưa chắc đã là cách hành xử đúng và cần phải xem lại.

Chính vì thế, người trẻ hãy coi mỗi người già là một kho báu bởi vai trò của họ trong gia đình luôn quan trọng. Họ là rường cột để mỗi người lớn lên nương tựa, tìm kiếm những thiếu hụt mà ở cuộc sống hiện đại không dễ tìm thấy.

3. Lòng biết cảm ân ắt có phúc báo

Hành thiện tích đức chỉ cần tấm lòng ắt được phúc báo, tài giỏi mà tâm hẹp hòi không thể thành công. Người sống ở đời quan trọng là có một tráitimcảm ân, nhận ân huệ của người, cần phải nhớ mãi trong tâm. Một người hiểu được cảm ân, nhất định là một người lương thiện. Một người biết báo ân cũng chính là có tấm lòng rộng mở, tâm hồn trong sáng. Họ sẽ nhận phúc báo, được sống thanh thản, yên bình giữa bão táp, phong ba.

4. Tài do đức dưỡng, trí do tâm sinh

Người xưa nói, đức mà không dày thì không thể chở muôn vật được. Kiếm tiền vốn không phải là trục thêm nhiều lợi nhuận, mà là thu nạp thêm lòng người. Lòng người mà hướng về phía bạn, tiền của sẽ vào như nước.

Trên đời vốn không có chuyện gì khó, chỉ sợ ý chí chẳng bền. Có quyết tâm chính là sẽ biết hành động, có tình yêu chính là sẽ biết cho đi, có ước mơ chính là sẽ biết tung bay. Con người có năng lực chịu đựng bao nhiêu thì có nghị lực bấy nhiêu. Điều then chốt chính là ở mức độ dụng tâm của họ.

Nếu thực sự công phu đặt tâm thì sự chân thành sẽ khiến lòng người xúc động. Nếu thực sự đặt tâm thì nơi nào cũng là thắng cảnh. Nếu thực sự đặt tâm hành sự thì không gì ngăn trở được. Nếu thực sự đặt tâm thì không nơi nào không thắng lợi. Vậy mới nói, trí do tâm sinh là thế.

5. Đừng bởi không ngủ được mà giận lây chiếc giường

Đừng đem chuyện của bản thân đổ vạ cho ông Trời kiểu như Hạng Vũ năm xưa bại dưới tay Hàn Tín, ngửa mặt lên trời mà than: “Đó là trời hại ta, chứ không phải tội ta đánh không giỏi”. Không đổ vạ cho Trời và tốt nhất bạn cũng chớ đẩy trách nhiệm lên thân người khác.

Nếu như vấn đề thực sự bắt nguồn từ chính mình, đừng tìm kiếm những cái cớ để giải vây cho bản thân. Đừng ngụy biện, hãy hành động để thay đổi tình hình.

Kỳ thực có nhiều chuyện không như ý vốn dĩ xảy ra là bởi bạn cứ cố chấp mãi trong tâm. Chỉ cần thay đổi bản thân, thay đổi tâm thái của mình, hết thảy ngoại cảnh đều sẽ chuyển đổi theo, thuận theo đó mà biến hóa. Bởi vậy người xưa nói: “Tướng tại tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển“. Nghĩ khác đi, mọi chuyện ắt sẽ thông.

6. Tấm lòng thoáng đãng, thọ ích vô cùng

Lòng rộng đường sẽ rộng, lòng hẹp đường sẽ hẹp. Phàm là chuyện gì cũng đều độ lượng, ắt được người tôn kính. Có thể nhẫn được thì hãy nhẫn, một sự nhẫn chín điều lành.

Học biết thích ứng người khác, đừng mong người mong mỏi xa vời rằng người khác sẽ thích ứng với mình. Không lộ ra bên ngoài, giấu kín sự thông minh, thân thiện với người, người khác cũng sẽ thân thiện mà đỗi đãi với bạn. Người hay giúp đỡ người khác, cũng sẽ được người khác giúp đỡ lại.

7. Trong sạch tự mình biết, ô uế tự mình hay

Giả dối và sự thật, hoan lạc và đau khổ, hoang đường và chân lý, nên phải phân biệt rõ ràng. Đúng sai phải trái, là trắng là đen, sớm muộn cũng sẽ có ngày minh bạch.

Có những lúc giải thích quá nhiều, tranh chấp nguyên là không cần thiết. Đối với những người vô lý sinh sự, cố tình phỉ báng, hãy đáp lại anh ta bằng một nụ cười. Chuyện còn lại thì hãy cứ để thời gian chứng minh.

Mỗi người đều có những thứ nguyên vốn thuộc về bản thân mình, là của bạn thì chính là của bạn, còn như không phải của bạn thì dù có cướp được cũng phí công. Ai cũng đều nên đặt ra cho mình một chuẩn tắc của sống. Và hãy nhớ: “Trong sạch tự mình biết, ô uế tự mình hay”.

8. Còn nước còn tát, đến chết mới thôi

Thoạt nghe dường như có chút bi quan trước số mệnh. Thực ra, ý nghĩa chính là thẳng tiến không lùi bước, dồn vào tử địa mà tìm lấy cơ hội sống. Cuộc sống rất đơn giản, lúc nên làm việc thì làm việc, lúc nên ăn cơm thì ăn cơm. Ngày tiếp nối ngày, tháng ngày chính là bận rộn từng ngày như vậy.

9. Biết ít chuyện, phiền não sẽ ít. Biết quá nhiều chuyện, lắm thị phi

Người xưa nói: Biết ít chuyện thì phiền não ít. Bạn đừng nên biết quá nhiều chuyện, biết nhiều sẽ lắm phiền não! Biết nhiều người, thị phi càng lắm. Bạn quen biết nhiều người, thị phi sẽ nhiều. Người chẳng cần phải quen biết thì chẳng cần thiết, biết họ vô ích! Như vậy thì mới có thể thường giữ gìn cái tâm thanh tịnh của chính mình.