(Hình minh họa).
Cuối năm hoặc các dịp lễ là thời điểm siêu thị, cửa hàng có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Đây chính là cơ hội tốt để phụ nữ Nhật mua món đồ mình thích với mức giá ưu đãi.
Tuy nhiên, đừng vì ham giá rẻ mà mua những món đồ mà mình không bao giờ dùng đến. Điều này sẽ vô tình biến việc tiết kiệm trở thành lãng phí.
5. Sử dụng thiết bị tiết kiệm điện năng
Khi mua đồ gia dụng, cần xem xét thông số kỹ thuật của sản phẩm để đảm bảo tiêu thụ ít điện năng, tiết kiệm chi phí cho gia đình.
Cân nhắc việc sử dụng các thiết bị đa năng để tiết kiệm không gian sống, tối ưu chi phí mua sắm đồ dùng trong nhà.
6. Làm thêm để tăng thu nhập
Tận dụng khoảng thời gian các con đi học, phụ nữ Nhật thường tìm một công việc làm tại nhà để tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình như bán hàng online, viết bài, trông trẻ…
Những công việc làm thêm này tuy không đem lại nguồn thu nhập cao nhưng sẽ giúp chi tiêu trong gia đình dư dả hơn, rút ngắn thời gian tiết kiệm.
7. Nuôi heo đất bằng tiền lẻ
Phụ nữ Nhật thường mua một chú heo đất và bỏ vào đó những đồng tiền lẻ còn thừa mỗi ngày. Tuy chỉ là số tiền nhỏ nhưng qua thời gian họ có thể tiết kiệm được con số không tồi nhờ phương pháp này.
Bạn có thể dành số tiền này để mua một vài món đồ yêu thích cho con cái hoặc sắm một thiết bị gia dụng hữu ích cho gia đình.
8. Ghi chép chi tiêu mỗi ngày
Cách tốt nhất để phụ nữ Nhật quản lý tài chính gia đình đó là ghi chép cụ thể tất cả các khoản chi tiêu mỗi ngày. Từ đây, họ sẽ biết được mình đã tiêu tiền vào những khoản nào, cần tiết kiệm thêm bao nhiêu để đạt được kế hoạch đã đặt ra.
Các khoản chi trong từng hạng mục ngân sách ghi đó là:
Chi phí cơ bản: ăn uống, đi lại, hóa đơn điện nước…
Chi phí mở mang kiến thức: mua sách, xem phim, học tập…
Chi phí không bắt buộc: nhà hàng, mua sắm…
Chi phí phát sinh: sửa chữa, ốm đau…